Dinh dưỡng
   6 món ăn tiềm ẩn giun sán có thể khiến trẻ tử vong
 

Nhiều mẹ luôn muốn cho con ăn thật nhiều món ngon để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng lại không biết rằng một trong số đó có thể chứa giun sán. Các mẹ hãy lưu ý những loại thực phẩm dưới đây!


1. Tiết canh tươi sống
Nhiều địa phương ở nước ta có thói quen ăn sống tiết động vật dưới dạng chế thành "món tiết canh" và món ăn này nhanh chóng trở thành món khoái khẩu của nhiều người từ đồng bằng đến miền núi. Phổ biến nhất là tiết canh lợn, dê, chó, vịt, ngan, ngỗng.


Tuy nhiên, tiết tươi sống chứa nhiều vi khuẩn, virut, trứng và ấu trùng giun sán; nó còn là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển. Mẹ cho trẻ ăn món ăn này cũng đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh rất nguy hiểm ở trẻ như nhiễm liên cầu lợn (Streptococus suis), ấu trùng giun xoắn trong tiết canh lợn, virut dại (Rabies virus) khi ăn tiết canh chó, virut cúm gia cầm (A/H5N1, H5N6, H7N9...) khi ăn tiết canh vịt,gà... Đây đều là những căn bệnh vô cùng cùng nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong rất cao.


Ngược lại, tiết nấu chín đã diệt hết vi khuẩn, virut, ký sinh trùng lại là thực phẩm rất tốt và bổ dưỡng. Trong tiết nấu chính có chất sắt dạng "hem", albumin và các protein (trong thức ăn thì sắt dạng hem ở động vật có khả năng hấp thụ cao hơn sắt có trong thực vật).


2. Phủ tạng, thịt lợn không được nấu chín
Không chỉ tiết canh mà phủ tạng, thịt lợn không được nấu chín vẫn còn tồn tại ấu trùng sán lợn. Trong số các loại giun sán thì sán dây lợn là loại sán ký sinh nguy hiểm nhất bởi khi xâm nhập vào cơ thể con người thì vị trí hay gặp nhất là mắt và não người và có thể dẫn đến tử vong.


3. Thịt trâu, bò tái
Chắc hẳn nhiều mẹ vẫn hay cho con ăn sáng bằng phở bò tái. Tuy nhiên, các mẹ hãy thật cẩn thận bởi thịt tái chính là nguồn gốc của sán dây bò, một loại sán cực kỳ nguy hiểm. Ngoài ra, sán lá gán lớn ký sinh chủ yếu ở động vặt ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu... và gây bệnh ở người. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở trâu bò là từ 31 đến 98%, vì vậy cho trẻ ăn ăn thịt bò nhúng, tái quả là mối nguy hại khôn lường.


Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở trâu bò là từ 31 đến 98%


Ấu trùng sán lá gan lớn có thể di chuyển ra ngoài gan, sán non có thể di chuyển đến khớp, não, đại tràng, dưới da khiến bệnh rất khó chẩn đoán và có thể gây huy hiểm đến tính mạng của trẻ.


Hơn nữa, cho trẻ ăn các món bít tết là cũng rất dễ bị nhiễm sán dây bò (sán xơ mít) vì là miếng thịt to hình khối, không thái mỏng như món tái.


4. Thủy hải sản tươi sống hoặc không được nấu kỹ.
Tất các các loài cá sống trong tự nhiên đều nhiễm ký sinh trùng gây bệnh cho người. Cho nên khi mẹ cho bé ăn cá chưa được chế biến chín (đặc biệt là gỏi cá) rất dễ bị lây truyền các bệnh từ cá như sán lá ruột nhỏ, sán lá gan... Nhiều xét nghiệm thấy 95% ấu trùng vẫn còn sống trong cá đã chế biến làm gỏi.


Các loại cá biển chứa ấu trùng giun tròn, đặc biệt ở các loại hản sản phổ biến như cá mực, cá thu, cá mòi, cá hồi... Loại ấu trùng ký sinh trùng này có thể gây nhiều triệu chứng đau đầu, nôn, thậm chí dẫn đến tắc ruột, viêm ruột, loét dạ dày.


5. Rau sống

Rau xanh rất có lợi cho sức khỏe con người do có nhiều sinh tố C, B, các carotenoid, chất chống lão hóa, chống ung thư như flavonoid, polyphenol, các loại tinh dầu và chất khoáng, chất xơ khác.


Nhưng các mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn rau sống bởi hiện nay trên thị trường có rất ít rau sạch. Phần lớn số rau được bày bán đều không an toàn vệ sinh tự phẩm. Có đến 97% mẫu rau sống tại các chợ có nhiễm ký sinh trùng và sau 3 lần rửa với nước sạch thì 52% mẫu rau vẫn tồn tại ấu trùng.


Ăn rau sống làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là các loại rau không đảm bảo vệ sinh do được tưới bằng nước bẩn, bón phân tươi, phân bắc chưa ủ kỹ. Đây là mầm mống của các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh giun sán... Trong đó phổ biến nhất là giun móc, giun tóc, giun kim, giun đũa chó mèo, sán lá gan.


6. Nem chua và nem chạo
Nem là loại thực phẩm có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn, trứng hoặc ấu trùng sán dải lợn (lợn gạo) do được làm từ thịt sống. Ngoài ra, mỗi địa phương có cách ăn nem chạo (nem thính) khác nhau, có nguyên liệu thì được làm chín, một số lại chỉ làm tái nên rất dễ nhiễm các bệnh như: liên cầu lợn, tả, lỵ, thương hàn, sán dây, sán lá.


Theo GiadinhVietNam

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 12 hoa quả ngăn mất nước cho trẻ trong mùa hè (28/4)
 7 loại thực phẩm kết hợp khiến trẻ càng ăn càng còi (27/4)
 Mẹ vô tình hại con bằng 4 loại thực phẩm quen thuộc (26/4)
 7 loại quả nên cho bé ăn trong mùa hè (25/4)
 Trẻ ăn hoa quả như thế nào là đúng cách, không bị nhiệt? (22/4)
 9 loại thực phẩm gây mất trí cho con trẻ mà bố mẹ vẫn cho con ăn hằng ngày (21/4)
 Top thực phẩm “hủy diệt” trí thông minh của bé (20/4)
 3 loại rau củ bổ dưỡng và an toàn cho trẻ ăn dặm (19/4)
 7 thực phẩm 'cấm' mẹ cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn (15/4)
 Dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi: Những món ăn cấm kỵ (14/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i