Chăm sóc trẻ
   Lưu ý giúp bé tránh rủi ro khi đi tiêm phòng
 

Trước khi đưa bé đi tiêm phòng, cha mẹ cần kiểm tra sức khỏe của con mình để chắc chắn rằng con đủ thể lực để thực hiện mũi tiêm. Hãy chú ý xem 3 ngày gần nhất con bạn có sốt hay không.

Nếu là bé sơ sinh thì cân nặng phải đủ 2,5kg và không mắc bệnh. Trong trường hợp trẻ dưới 2,5kg hoặc đang mắc bệnh hay bị sốt thì bạn cần báo với các nhân viên y tế và bác sĩ, để được tư vấn xem có nên tiêm cho con ở thời điểm đó hay không.

Mang theo tất cả sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng của bé

Sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng vô cùng quan trọng khi đưa bé đi tiêm phòng. Vì trong sổ và phiếu sẽ ghi đầy đủ các mũi tiêm mà bé đã được thực hiện trước đây. Điều này giúp rất nhiều cho bác sĩ khi tham vấn để hỗ trợ phụ huynh lựa chọn phương án tiêm tối ưu cho bé như tiêm nhắc, tiêm bù các mũi bỏ sót, tiêm thêm những mũi còn thiếu.

Ghi chú và khai báo tất cả các loại thuốc của bé

rước khi đưa bé đi tiêm phòng, mẹ cần thống kê lại tất cả các loại thuốc mà bé đang sử dụng hoặc đã sử dụng trong thời gian gần đây và khai báo với bác sĩ. Bởi có những loại thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của vaccine hoặc gây ra rủi ro khi tiêm chủng.

Ghi chú về các loại vaccine, thuốc, thức ăn mà bé từng bị dị ứng

Đây là một thông tin hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa các phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau tiêm. Đặc biệt, nếu bé đã từng dị ứng với một loại vaccine đã được tiêm trước đây thì ba mẹ bắt buộc phải báo ngay cho bác sĩ biết. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương án xử lý trong từng trường hợp cụ thể.

Chườm khăn thấm nước lạnh sạch vào vị trí tiêm

Sau khi thực hiện mũi tiêm, bạn nên chườm khăn sạch có thấm nước lạnh vào vị trí tiêm của bé, để giúp con giảm đau và để vết tiêm không bị sưng tấy. Nếu vết có sưng đau và không nên hạ sốt bằng thuốc aspirin. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nặn chanh, đắp khoai, kiêng tắm rửa vì dễ gây nhiễm trùng.

Chăm sóc bé sau tiêm

Sau tiêm phòng, việc chăm sóc bé là khâu quan trọng. Phụ huynh nên tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc uống thêm nước, uống thuốc hạ sốt - giảm đau paracetamol nếu bé sốt hay quấy khóc với liều thuốc là 10 - 15mg/kg cân nặng của trẻ.

Cần theo dõi chặt chẽ các phản ứng của bé sau khi tiêm vaccine. Thông thường bé có thể sốt, sưng, nóng, đỏ hoặc đau ở vị trí tiêm. Đó là biểu hiện cho thấy cơ thể đang tìm cách thích nghi với vaccine và bố mẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên, nếu con có những biểu hiện như sốt cao trên 38,5oC, nổi ban, các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, sốt quấy, bú kém, biểu hiện nặng hơn sau 24 tiếng, co giật, tím tái... bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

 

Theo Ngoisao

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những bộ phận của gà tuyệt đối không nên cho trẻ ăn (2/12)
 Những thuốc hạ sốt tránh dùng cho trẻ nhỏ (1/12)
 Đánh tan hoài nghi: Rau củ sặc sỡ không tốt cho trẻ (30/11)
 Bác sĩ chỉ rõ 4 sai lầm khi pha sữa cho con cha mẹ nào cũng mắc phải (30/11)
 Sai lầm khi nấu thịt khiến con dễ nhiễm bệnh (26/11)
 4 món ăn mẹ không nên để qua đêm cho con ăn lại (23/11)
 3 nguyên tắc mẹ cần biết khi trẻ chậm tăng cân (18/11)
 Mẹo hay để việc cho con uống thuốc không còn là "cực hình" (17/11)
 Men tiêu hóa: Dùng bừa = hại trẻ (17/11)
 Cách sơ cứu nhanh khi bé bị bỏng (16/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i