Giáo dục mầm non
   Tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ
 

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ.


Ảnh minh họa


Theo dự thảo, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương thực hiện rà soát quy hoạch, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất để nâng cấp, mở rộng thêm trường, lớp học trên địa bàn có nhiều lao động nữ có con trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, đặc biệt là những xã, phường, thị trấn có khu công nghiệp. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan tiến hành rà soát các điểm trông giữ trẻ, các nhóm trẻ gia đình ở địa phương để tăng cường quản lý và đưa ra các giải pháp xử lý có hiệu quả; chỉ đạo các trường công lập tiếp nhận con công nhân, lao động có đăng ký tạm trú tại khu vực; ưu tiên con công nhân, lao động nhập cư có hoàn cảnh khó khăn.


Đồng thời, ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước để nâng cấp, mở rộng, xây mới thêm phòng học, mua thiết bị, đồ dùng học tập cho các trường mầm non công lập ở khu vực nhiều các khu công nghiệp trên địa bàn đảm bảo đáp ứng thuận tiện nhu cầu học tập của con công nhân và con em nhân dân địa phương; từng bước hỗ trợ nguồn kinh phí ngân sách trên từng đầu trẻ, ưu tiên con của công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn.


Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương xã hội hoá đầu tư theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ để huy động vốn đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học; huy động tài trợ từ doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cá nhân để tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh.


Khi qui hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế bắt buộc phải có qui hoạch nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân, lao động gắn liền với nhà ở của công nhân.


Theo dự thảo, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, phát triển nhà trẻ, mẫu giáo ngoài công lập đủ tiêu chuẩn quy định.


Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Theo dự thảo, hàng năm căn cứ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải xây dựng phương án, kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ. Việc giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo có thể thực hiện bằng tiền hoặc hiện vật. Mức hỗ trợ cụ thể do người sử dụng lao động thỏa thuận trực tiếp với UBND xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh, tối thiểu là 1% quỹ lương của doanh nghiệp.


Bên cạnh đó, trong trường hợp doanh nghiệp không giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo như nội dung trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án: Phương án 1, hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo với mức tối thiểu mỗi tháng là 20.000 đồng/cháu. Phương án 2, hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo với mức tối thiểu mỗi tháng là 2% mức lương tối thiểu vùng/cháu.


Căn cứ vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp, khuyến khích người sử dụng lao động quyết định mức hỗ trợ chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ cao hơn mức trên.


Dự thảo nêu rõ, doanh nghiệp sử dụng lao động nữ được cho thuê đất, được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo cho người lao động.


Theo dự thảo, nơi có nhiều lao động nữ được xác định như sau:

a) Đối với doanh nghiệp:
Phương án 1: Sử dụng từ 300 lao động nữ trở lên theo số lượng đăng ký với cơ quan Bảo hiểm xã hội;


Phương án 2: Doanh nghiệp có đủ một trong các điều kiện sau:
- Sử dụng thường xuyên từ 300 đến 1.000 lao động nữ và có số lao động nữ từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp;


- Sử dụng thường xuyên trên 1.000 lao động nữ và có số lao động nữ từ 30% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.


b) Đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (gọi tắt là khu công nghiệp):
Có từ 5.000 lao động nữ đang làm việc theo số lượng các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đăng ký với cơ quan Bảo hiểm xã hội.


Theo Chinhphu.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phụ huynh cùng nuôi học sinh bán trú (27/2)
 Thực hiện chế độ làm việc cho cán bộ, giáo viên mầm non (26/2)
 Thách thức trong phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi (25/2)
 Nhà giáo chưa vào biên chế chưa được hưởng phụ cấp thâm niên (13/2)
 Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non năm 2015 (11/2)
 Thực hiện chế độ làm việc của giáo viên mầm non công lập (10/2)
 Kinh nghiệm dạy tốt, học tốt hoạt động tạo hình (9/2)
 TP HCM hướng dẫn chi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục (6/2)
 Cần Thơ: Công bố Quyết định công nhận đạt chuẩn PC GDMN cho trẻ 5 tuổi (5/2)
 Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non (29/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i