Tâm lý
   Giúp con thông minh hơn qua các bài học khi vào bếp
 

Sự phát triển trí não của một đứa trẻ phụ thuộc rất nhiều vào cách nuôi dạy con của cha mẹ. Cha mẹ có thể truyền cho con nhiều kiến thức ngay trong phòng bếp nhỏ xinh của gia đình.


Để dạy con phát triển cả về thể chất và trí não cha mẹ có rất nhiều cách. Tuy nhiên, có những cách giáo dục trẻ đơn giản, hiệu quả và tăng tình cảm gia đình ngay trong căn bếp nhỏ xinh.


Khi con bạn phát triển các kỹ năng đổ, trộn và sử dụng các công cụ nhà bếp đơn giản, khi đó con bạn nên có một cái kệ thấp riêng trong phòng bếp và tủ lạnh với những cốc, đĩa, bát, ngũ cốc, sữa... Những điều này thực sự hỗ trợ rất tốt để con bạn rèn luyện tính tự lập.


Dưới đây là một vài hướng dẫn để làm việc với trẻ trong nhà bếp:
- An toàn: Mẹ cần luôn luôn giám sát trẻ, không cho trẻ dùng dao sắc cho tới khi con bạn đã thực sự thành thục kỹ năng cắt. Đảm bảo rằng nhà bếp của bạn có ổ cắm điện an toàn. Chỉ cho con bạn thực hành những hoạt động an toàn với trẻ.


Nếu con bạn sử dụng bất kỳ dụng cụ không an toàn nào, thì hãy cất nó đi. Và cần chú ý cẩn thận xung quanh lò nướng. Một vài những hoạt động cần phải đợi cho tới khi con bạn lớn hơn.


- Điều chỉnh các hoạt động phù hợp với kích thước và khả năng của trẻ. Cho con một tạp dề nhỏ, một cái dụng cụng đánh trứng nhỏ hay một cái thìa nhỏ để trẻ dễ dàng sử dụng.


- Dạy thói quen bảo vệ sức khỏe: Chỉ cho trẻ thấy cách rửa rau, rửa quả và giải thích lý do phải rửa như vậy. Làm cho trẻ quen với việc rửa ta, sẽ không bao giờ là quá sớm để học về thói quen bảo vệ sức khỏe khi ăn uống. Nếu con bạn tự chuẩn bị các loại rau và hoa quả, chúng có khả năng sẽ thích ăn hơn.


Dạy con những điều nhỏ nhất khi vào bếp (Ảnh minh họa)


1. Trò chơi đếm: dễ dàng như 1, 2, 3
Bạn có thể dặn con không được đùa nghịch khi mẹ làm bữa tối, nhưng thực sự việc chơi đùa là một cách hiệu quả để khuyến khích con có cảm hứng tích cực với nhiều loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là trẻ sẽ yêu mến bữa ăn của mình nhiều hơn.


Hãy cho trẻ học đếm số lượng các loại thực phẩm mà bạn sử dụng cho bữa ăn một cách vui vẻ với cà chua, cà rốt, những quả ớt... để kích thích trí tò mò và sự quan tâm của trẻ đối với những món mà mình sẽ ăn.


2. Tìm hiểu về màu sắc
Có một chế độ ăn uống đa dạng với nhiều loại thực phẩm có màu khác nhau là điều tuyệt vời cho sức khỏe của con bạn. Hãy trợ giúp bé tìm hiểu tên của tất cả các màu sắc bằng cách làm món salad trái cây cầu vồng với cam, xoài, dâu tây, quả việt quất, quả kiwi. Nếu là bữa ăn tối, bạn hãy thử cà chua, ớt vàng, đậu Hà Lan và cà rốt tím.


3. Đoán trái cây và rau củ
Sách báo là nguồn học liệu tuyệt vời, nhưng bạn cũng nên dạy cho trẻ các loại thực phẩm mới bằng cách tiếp xúc "sự thật việc thật". Hãy thử bịt mắt con và để con cầm lên các loại trái cây và rau củ, rau củ, thậm chí là dụng cụ làm bếp khác nhau có trong căn bếp của nhà bạn và đố bé cảm nhận rồi nói tên loại thực phẩm/đồ dùng đó. Trò chơi sẽ giúp bé phát triển xúc giác, trí tưởng tượng và hào hứng hơn với việc khám phá các loại thực phẩm trong từng bữa ăn của mình.


4. Thực hành học chữ
Chúng ta đều biết trẻ em thích học bảng chữ cái, vậy tại sao không thử bánh quy bảng chữ cái nhỉ? Bạn có thể mua dụng cụ làm chữ cái từ hầu hết các cửa hàng bán đồ bếp hoặc đồ làm bánh. Hãy mang chúng về bếp nhà mình và rủ con cùng làm những chiếc bánh quy chữ cái. Trẻ có thể học đánh vần tên của mình và một số từ ngữ đơn giản với bột bánh quy yêu thích.


5. Tìm hiểu một chút toán học và khoa học
Nếu con bạn ở độ tuổi lớn hơn, bạn có thể dạy cho bé một kiến thức nền tảng quan trọng về toán học và khoa học bằng cách làm bánh ngọt và bánh nướng xốp cùng nhau. Học cách đo lường, kiểm soát khối lượng và hóa học... là tất cả các phần cơ bản của công việc nướng bánh mà trẻ có thể học được.


6. Học được vốn từ mới
Nói về màu sắc, tên của các chất gia vị, xem chúng đến từ đâu, tên của các dụng cụ nhà bếp, các thuật ngữ dùng trong nấu ăn, ví dụ như: công thức, thực đơn, gia vị, đánh đều, trộn lẫn...Làm thẻ tên và nhãn cho các hộp đựng thức ăn và các dụng cụ trong nhà bếp.


7. Các phép toán trẻ có thể học ngay trong nhà bếp

Đếm, cộng, trừ
Bé 3-4 tuổi có thể thực hành kỹ năng đếm, chẳng hạn có bao nhiêu quả dâu tây, bao nhiêu chiếc bánh ngọt, có mấy người ngồi xung quanh bàn ăn.


Với bé lớn hơn chút, bạn có thể rải một ít hạt ngũ cốc khô lên bàn rồi cho bé đếm, tiếp tục thêm vài hạt hay bớt vài hạt và bảo bé làm phép tính cộng, trừ. Chẳng hạn, mẹ có 10 hạt lạc, giờ mẹ cho thêm 3 hạt nữa, con xem có mấy hạt tất cả?


Hình học
Các loại thực phẩm có đủ hình dạng và kích thước. Hãy dạy bé cách nhận dạng các hình dạng từ những loại đồ ăn: Hình vuông (bánh ngọt), hình tam giác (một lát dâu tây), hình tròn (bát đựng cháo), hình ovan (quả trứng)...


Bạn có thể cho bé dùng ngón tay để tự vẽ lên những hình bé nghĩ ra. Nếu mẹ khéo tay, có thể cắt tỉa từ củ quả cho con xem các hình khác như hình trái tim, hình ngôi sao...


Đơn vị đo lường

Bạn có thể giúp trẻ học về học về các đơn vị đo lường trong lúc nấu nướng: Nói về cách đong các chất lỏng như dùng cốc (đựng nước), thìa (đựng mắm)... giới thiệu cho con biết về các đơn vị khác như gam, kilogam... Bạn cũng có thể dạy con những đơn vị đo lường lớn hơn, và nói cho bé nghe những khái niệm đầu tiên về số thập phân như: một nửa cốc nước, 1/3 cốc nước... và chỉ cho con thấy sự khác biệt.


Phân số

Cắt một chiếc bánh ngọt ra thành 4 phần hay cắt một quả táo thành 4 miếng nhỏ... là những cách giúp bé học về phân số. Mẹ có thể lấy một miếng (một phần tư) ra và để lại 3 miếng. Chỉ cho bé thấy 2/4 bằng với một nửa. Tuần sau đó, hãy cắt chiếc bánh thành 3 phần, 6 phần, 8 phần và giới thiệu tiếp với con về các phân số khác


Phép nhân

Các bé tiểu học có thể trau dồi khả năng làm toán với một chiếc bánh ngọt mềm: Mỗi chiếc bánh chia làm 6 hàng và mỗi hàng có 5 ô. Cho bé thực hiện phép nhân xem chiếc bánh có tất cả bao nhiêu ô (6 x 5 = ?)


Các bé lớn hơn có thể thực hành phép nhân bằng cách tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần một công thức nấu ăn: Chẳng hạn, mẹ cần một cốc bột và 3/4 cốc nước để làm được 12 chiếc bánh. Bây giờ nếu mẹ muốn làm 24, 36 hay 48 chiếc bánh thì sẽ cần bao nhiêu cốc nước và bao nhiêu cốc bột?


Theo nguồn www.alobacsi.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những thói quen mang lại chỉ số IQ cao (27/2)
 Giúp trẻ cách sử dụng tiền lì xì hợp lý (26/2)
 Dạy con cách tiêu tiền tốt nhất (25/2)
 Dạy bé chào khi khách đến chơi nhà (13/2)
 Trẻ cần biết sợ (12/2)
 Mẹo hay giúp mẹ dạy con lau dọn nhà cửa (11/2)
 Dạy trẻ dùng tiền lì xì hợp lý (10/2)
 Những trò chơi thú vị ngày Tết cho gia đình (9/2)
 Những điều bố mẹ không cần quá lo lắng khi nuôi dạy con (6/2)
 Những câu bố mẹ nói với con tưởng tốt nhưng lại phản tác dụng (5/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i