Dinh dưỡng
   Cho trẻ uống sữa không đúng cách, hậu quả khó lường
 

Có một sự thật, rất nhiều mẹ thường cho trẻ uống sữa sai cách nhưng lại không biết.


Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng không chỉ dành cho bé mà còn dành cho cả gia đình bạn. Thói quen uống sữa đã dần được định hình trong các gia đình, nhưng kèm theo đó là những hiểu lầm tai hại về việc uống sữa.

Ảnh minh họa


Sữa càng đặc càng tốt

Có người cho rằng uống sữa đặc sẽ khiến cơ thể hấp thu được lượng dinh dưỡng cao nhất. Thực ra, suy nghĩ như vậy không khoa học vì trong sữa đặc thành phần bột sữa nhiều hơn so với nước nên lượng sữa vượt quá giới hạn tiêu chuẩn thông thường.


Cũng có người nghĩ rằng sữa tươi quá nhạt, cần cho thêm sữa bột. Nhưng nếu cho trẻ thường xuyên uống các loại sữa đặc dễ khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón, chán ăn ... thậm chí bỏ ăn và còn có thể dẫn đến viêm, nhiệt, chảy máu ruột cấp tính do nội tạng của trẻ còn yếu không thể đảm nhận nhiệm vụ quá lớn.


Sữa tươi tốt hơn sữa bột

Hàm lượng sắt và phốt-pho trong thành phần sữa tươi không thích hợp với hệ tiêu hóa còn non của trẻ sơ sinh. Nếu cho trẻ dùng sữa tươi quá sớm, trẻ không những không hấp thụ được chất dinh dưỡng mà còn gây ra bệnh sỏi thận.


Ngoài ra, lactozo có trong sữa tươi thúc đẩy sản sinh trực khuẩn của đại tràng khiến hệ thống tràng vị của bé dễ sinh bệnh tật, đồng thời thành phần khoáng chất làm gia tăng hoạt động của thận gấp hai lần gây ra hiện tượng trẻ mất nước, táo bón, nóng trong...


Không nên thêm nhiều đường

Thêm đường sẽ cải thiện hương vị của sữa nhưng cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.Lượng đường quá lớn còn khiến cho hệ tiêu hóa gặp rắc rối trong quá trình vận hành. Theo các chuyên gia thì trong 100 ml sữa chỉ nên thêm 5 - 8gr đường là đủ. Thời điểm thêm lượng đường thích hợp là khi sữa được đun nóng dưới 50 độ C. Không nên thêm đường khi sữa ở nhiệt độ cao 80 - 100 độ C vì sẽ sinh ra phản ứng hóa học tạo nên chất glycosylated lysine gây hại cho sức khỏe.


Sữa+cam+ chanh= đau bụng

Trong nước cam hoặc nước chanh có hàm lượng axit rất cao, nên khi kết hợp cùng sữa có nhiều protein sẽ gây biến đổi protein, làm giảm giá trị của protein có trong sữa và rất dễ gây đau bụng.


Sữa đun sôi

Thông thường, nhiệt độ tiệt trùng sữa không cao, ở 700C chỉ cần đun 3 phút, 600C cần 6 phút. Nếu đun nóng đến 1000C, sẽ khiến lượng đường sữa (đường lac-to-za) bị đốt cháy, đây là nguyên tố có khả năng gây ung thư.


Ngoài ra, sau khi đun ở nhiệt độ cao, can-xi trong sữa sẽ có hiện tượng lắng đọng a-xít phốt-pho-ríc, giảm thiểu dinh dưỡng của sữa. Đặc biệt, ở các nước phương Tây, rất hiếm khi họ uống sữa nóng mà thường chỉ uống sữa lạnh.


Sữa socola ngon tuyệt?

Sữa+socola hẳn sẽ làm rất nhiều bé thích thú bởi vị ngậy của sữa và vị ngọt thơm của socola. Và không ít mẹ nghĩ rằng sự kết hợp đó thật hoàn hảo, vừa giúp bé có thêm dinh dưỡng, lại rất ngon miệng. Nhưng suy nghĩ đó thật sai lầm.


Khi pha sữa cùng sôcôla sẽ khiến thành phần can-xi trong sữa phản ứng với các a-xít oxalic có trong sôcôla, sản sinh ra can-xi oxalate. Do đó, thành phần can-xi ban đầu vốn có giá trị dinh dưỡng cao nay biến thành vật chất có hại cho cơ thể, từ đó dẫn đến thiếu can-xi, tiêu chảy, trẻ nhỏ chậm phát triển, tóc khô, giòn xương, tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người.


Uống sữa với thuốc: Thói quen xấu

Nếu bạn từng tiện tay uống sữa kèm luôn uống thuốc thì đừng lặp lại nhé. Sữa sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể, khiến nồng độ thuốc trong máu giảm thấp hơn so với khi không uống sữa.


Chúng cũng dễ hình thành màng che phủ thuốc, khiến can-xi, ma-gê và các nguyên tố vi lượng khác trong sữa có phản ứng với các thành phần của thuốc, tạo ra vật chất khó tan trong nước, như vậy không những giảm thiểu tác dụng của thuốc, mà còn có hại cho cơ thể. Do đó trước hoặc sau khi uống thuốc 1- 2 tiếng không nên uống sữa.
Không nên uống no sữa


Mặc dù là thức uống bổ dưỡng vì có sự hội tụ của nhiều vitamin và khoáng chất nhưng không có nghĩa sữa có khả năng thay thế hoàn toàn các nguồn thực phẩm khác. Uống quá nhiều sữa sẽ gây tiêu chảy, đầy bụng và cơ thể không có khả năng hấp thụ dưỡng chất trong sữa. Theo khuyến cáo thì người lớn chỉ nên dùng 200 ml cho một lần uống. Đối với trẻ em, có thể sử dụng lượng ít hơn. Thêm đó không nên uống sữa khi đói bụng, chỉ nên uống sữa sau khi đã ăn sáng và khi bụng không bị trống rỗng.


Trẻ 1 tuổi chỉ uống sữa có đủ dinh dưỡng?

Mặc dù sữa mẹ và sữa bột là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ, tuy nhiên cần cho trẻ bổ sung thêm thực phẩm phụ, tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu máu, kẽm. Cho trẻ ăn bổ xung tùy theo tháng tuổi: 4 tháng tuổi bắt đầu cho ăn lòng đỏ trứng, 5 tháng tuổi cho ăn thêm rau xay nhỏ, 6 tháng cho ăn cá xay, 8 tháng ăn thêm đậu nhuyễn, tiết động vật hoặc gan xay.


Theo phunutoday

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nên và Không nên để con ăn được nhiều hơn mỗi bữa (25/9)
 Cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày? (24/9)
 Trẻ ăn dặm sớm sẽ có hại. (23/9)
 Cách trị táo bón cho con bằng trái cây cực bổ (22/9)
 Ngán sữa – Hãy hiểu trẻ (19/9)
 Cách bảo quản đồ ăn dặm không mất chất (18/9)
 3 ý tưởng giúp bé lúc nào cũng ăn ngon miệng (17/9)
 Những sai lầm trong cách chăm sóc trẻ trước năm học mới (16/9)
 Thực phẩm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cực tốt (15/9)
 Top 10 món ngon bé càng ăn càng cao (12/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i