Sức khỏe và Phát triển
   Cẩn trọng khi để trẻ chơi một mình trong nhà
 

Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Xanh Pôn vừa tiếp nhận cháu bé 3 tuổi, nhà ở Hà Nội, mải chơi một mình ngoài lan can và bị ngã rơi từ tầng 2 xuống đất.

Gia đình đưa cháu vào Bệnh viện Xanh Pôn cấp cứu trong tình trạng tỉnh nhưng kích thích, nôn nhiều. Kết quả siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính sọ não bé không thấy tổn thương đặc biệt.

Trẻ ngã cao thường bị đa chấn thương đe dọa tính mạng, tổn thương rất nặng có thể gặp như chấn thương sọ não, vỡ tạng, tổn thương lồng ngực, gãy cột sống... Trường hợp may mắn như cháu bé trên đây là rất hiếm gặp.

Thời gian gần đây có nhiều trẻ bị ngã cao, gặp tai nạn do các bậc phụ huynh để con chơi một mình ngoài tầm quan sát, hoặc cho trẻ ở nhà một mình rồi tranh thủ đi chợ hay ra ngoài làm một việc gì đó.

Theo các chuyên gia tâm lý và y tế, trẻ em ở mỗi độ tuổi có sự trưởng thành khác nhau nên luôn luôn cần có sự giám sát của người lớn. Không thể để trẻ dưới 6 tuổi ở nhà một mình hay tự chơi một mình. Trẻ từ 6 đến 10 tuổi có thể chơi độc lập nhưng cũng rất nguy hiểm khi ở nhà một mình. Trẻ từ 10 đến 16 tuổi có thể tự ở nhà, song bố mẹ cần phải chuẩn bị cho trẻ tinh thần sẵn sàng ở nhà một mình và biết đối phó với những tình huống khẩn cấp. Người lớn đồng thời có biện pháp giám sát trẻ thông qua các phương tiện như điện thoại, nhờ hàng xóm thăm hỏi...

Biểu hiện trẻ có khả năng ở nhà một mình:

- Trẻ ở độ tuổi đi học, thường từ 10 đến 16 tuổi.

- Có ý thức tự làm bài tập ở nhà khi được thầy cô giao bài; có ý thức hoàn thành công việc khi được bố mẹ giao như dẹp dọn nhà cửa, làm các việc vặt.

- Hiểu và làm đúng những lời bố mẹ dặn.

- Bình tĩnh khi xảy ra các tình huống bất ngờ. Biết cách xử lý các tình huống khẩn cấp như gọi điện thoại cho bố mẹ khi bị ốm đau, gọi cứu hỏa, gọi cứu thương...

- Có khả năng phán đoán tình hình, nhất là những tình huống có thể phát sinh rủi ro.

- Tự biết sơ cứu khi chảy máu, biết ngâm tay vào nước khi bị bỏng...

- Biết cách tránh và đề phòng những người lạ.

Bác sĩ Trần Văn Phúc
Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách tránh sẹo cho trẻ (14/1)
 Nhận biết bé ốm nặng (8/1)
 Nhận biết bé ốm nặng (7/1)
 Trẻ đóng bỉm quá lâu dễ viêm đường tiểu (27/12)
 Đúng, sai bệnh sổ mũi ở trẻ em (25/12)
 An toàn cho bé mùa lễ Tết (24/12)
 Dấu hiệu để biết khi viêm họng nguy hiểm (18/12)
 Cách chăm sóc cho trẻ sau khi tiêm chủng (18/12)
 4 “thủ phạm” làm suy giảm miễn dịch của bé (17/12)
 Hai chất giúp bé phát triển hệ khung xương (14/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i