Trẻ sơ sinh
   Vì sao cần cho bé bú ngay sau khi sinh?
 

Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) cần được hiểu như một vấn đề sức khoẻ cộng đồng, cần có một chiến lược thúc đẩy mạnh mẽ và mỗi bà mẹ khi sinh con đều có hiểu biết đúng, thực hành tốt về NCBSM sẽ là biện pháp nhằm tăng cường sức khoẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và bệnh tật ở trẻ.

Cho trẻ bú sớm có lợi ích gì?

Nhiều bà mẹ sau khi sinh chỉ thường cho con bú khi bầu sữa căng sữa, người ta quen gọi là "xuống sữa", như vậy là không đúng vì chậm bú sau đẻ càng làm sữa xuống chậm và càng dễ bị mất sữa. Tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng 1 giờ đầu mẹ nên cho trẻ bú để bé bú được sữa non. Sữa non được bài tiết trong vài ngày đầu sau đẻ. Sữa non có màu vàng nhạt, đặc sánh. Thành phần sữa non ngoài chất dinh duỡng có nhiều kháng thể (IgA), các tế bào bạch cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể trẻ chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Trong sữa non có các yếu tố phát triển giúp bộ máy tiêu hoá trưởng thành, chống dị ứng và không dung nạp các thức ăn khác. Sữa non có nhiều vitamin A phòng chống nhiễm khuẩn và bệnh khô mắt. Sữa non còn có tác dụng xổ nhẹ giúp cho việc tống phân su, đào thải bilirubin, làm trẻ đỡ vàng da.


Hướng dẫn bà mẹ cho con bú đúng cách. Ảnh: PV

Trong 2 tuần lễ đầu, sữa mẹ chứa 4.000 bạch cầu trong 1ml sữa, những bạch cầu này tiết ra IgA, lactoferin, lysozym, những chất này ức chế hoạt động của một số virut. Sữa non giống như liều vaccin đầu tiên cho trẻ. Không gì có thể thay thế được sữa non. Không cần cho trẻ ăn bất cứ thứ gì khác như nước, mật ong... vì chúng có thể làm trẻ bị tiêu chảy và gây nguy hiểm cho trẻ.

Dạ dày của trẻ rất nhỏ nên trẻ nhanh no nếu ta cho trẻ uống các chất khác - khi đó trẻ không nhận được lợi ích từ sữa non nữa. Cho con bú sớm còn có tác dụng giúp cho mẹ co hồi tử cung nhanh, tránh được băng huyết.

Khi cho con bú, bà mẹ bế trẻ ở tư thế thoải mái, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ, miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú, cằm tỳ vào vú mẹ, bú đúng sẽ giúp trẻ bú được nhiều sữa, mẹ không bị đau rát, nứt cổ gà, căng tức sữa.

Để trẻ mau lớn, mẹ đủ sữa, nên cho trẻ bú theo nhu cầu, không theo giờ giấc kể cả ban đêm vẫn cho trẻ bú nếu trẻ khóc đòi ăn. Sữa mẹ tiết theo cơ chế phản xạ, vì thế trẻ càng bú nhiều, mẹ càng tiết sữa nhiều. Nên cho bú hết từng bên để trẻ nhận được đầy đủ thành phần dinh dưỡng.

Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp trẻ khoẻ mạnh, phát triển tốt

NCBSM là biện pháp hiệu quả để phòng chống suy dinh dưỡng vì điều này có tác động lớn đến sức khoẻ trẻ, làm giảm 13% tử vong trẻ dưới 5 tuổi nếu được bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu. Trẻ được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh sẽ giảm được rủi ro mắc các bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch. Trẻ bú mẹ sẽ phát triển hài hoà cả về thể chất và tinh thần, phòng tránh được thừa cân béo phì. Tuy nhiên hiện nay (năm 2010) chỉ có 16,9% trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, mới có 76% số các bà mẹ cho con bú mẹ trong 1 giờ đầu sau sinh.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh sẽ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, ít mắc bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy và phòng được thiếu máu thiếu sắt, thiếu vitamin A. Để tận dụng nguồn sữa mẹ, các bà mẹ nên vắt sữa để lại nhà cho bé ăn, tranh thủ trưa về cho bé bú và tăng cường cho bé bú nhiều hơn nhất là vào ban đêm. Sữa mẹ nếu được vắt đúng cách, đảm bảo vệ sinh và bảo quản tốt (để nơi mát, ngâm cách thuỷ nước lạnh) có thể cho trẻ ăn trong 4 - 12 giờ (để trong ngăn mát tủ lạnh). Bằng cách này khi các bà mẹ đi làm, trẻ vẫn nhận được đủ sữa mẹ đồng thời có thể duy trì cho con bú đến 18 - 24 tháng.

Cần làm gì để có đủ sữa?

Muốn có sữa cho con bú thì ngay trong thời kỳ có thai, mẹ cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, giúp người mẹ tăng cân tốt (10-12kg), đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau sinh. Khi cho con bú, điều trước tiên cần phải quan tâm là người mẹ phải kiên trì, tin tưởng vào việc NCBSM, luôn được gia đình, người thân, bạn bè quan tâm giúp đỡ, động viên khuyến khích tạo điều kiện để cho bú, nhất là khi đi làm trở lại. Trong thời gian nuôi con, mẹ cần ăn đủ chất, uống đủ, ngủ đẫy giấc. Có chế độ ăn uống bồi dưỡng hơn bình thường, nên ăn thêm hoa quả chín để đủ vitamin. Chú ý uống nhiều nước (1,5 - 2 lít/ ngày). Nên hạn chế các thức ăn gia vị như ớt, hành, tỏi có thể qua sữa gây mùi khó chịu trẻ dễ bỏ bú. Khi cho con bú nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc hoặc làm giảm bài tiết sữa.

Sự phân bố immunoglobulins và các chất hoà tan khác trong sữa non và sữa mẹ trong khoảng thời gian 24 giờ

Theo Sức khoẻ & Đời sống

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ dễ bệnh tim bẩm sinh nếu mẹ nhiễm siêu vi (20/12)
 5 vấn đề sức khỏe ở bé mới sinh (17/12)
 11 điều về tiếng khóc trẻ sơ sinh các mẹ nên biết (14/12)
 Chăm bé sơ sinh mùa đông (12/12)
 Lên kế hoạch luyện cho bé ti bình (10/12)
 Lời khuyên cho các mẹ chăm con đầu lòng (7/12)
 7 điều cần lưu ý với da bé sơ sinh (7/12)
 Mách các mẹ cách chăm bé sơ sinh vào ngày lạnh (5/12)
 Không nên cho bú đêm khi trẻ mọc răng sữa (2/12)
 5 điều quan trọng nhất khi chăm bé sơ sinh (30/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i