Trẻ sơ sinh
   Lên kế hoạch luyện cho bé ti bình
 

Nhiều bà mẹ đã lên kế hoạch luyện ti bình cho bé ngay từ khi mới sinh mặc dù mình có rất nhiều sữa...

Thà nhịn chứ không chịu ti bình

Như chị Hà My (Tân Bình, TPHCM) là một ví dụ. Nhìn các mẹ xung quanh ai ai cũng vướng víu con cái khi bắt đầu đi làm lại chỉ vì bé không chịu ti bình và quyết nhịn đến khi có ti mẹ thì mới ăn. Ngay thời gian đầu chị đã cho bé vừa bú mẹ vừa bú bình nhưng bé chỉ chịu bú mẹ.

Nghĩ thời gian ở nhà còn dài dài nên chị cũng thư thư, cho bé bú mẹ nhiều hơn. Tháng cuối, chị giảm dần số lần cho con bú mẹ. Những ngày đầu, mỗi lần ngậm "ti" cao su, công chúa cứ ọe lên ọe xuống tìm cách lấy lưỡi đẩy ra. Sau đó, khi đút bình sữa vào miệng là bé gào thét như bị mẹ... cấu, ai nấy đều xót ruột khi bé khóc.

Chị stress liên tục vì bé không chịu bú bình, cả tháng trời vẫn như thế, do bú ít hơn nên bé không tăng cân lại thêm mẹ chồng chị còn bóng gió rằng: "Chị chỉ tham công tiếc việc thôi, chẳng có tình mẫu tử gì cả. Con bé lả hết đi rồi".

Chị Thanh Tâm (Bạch Đằng, Hà Nội) sắp đến ngày đi làm nhưng bé nhà chị thà nhịn chứ không ti bình. Đi tư vấn, bác sĩ bảo: cứ đút bằng... muỗng".

Hôm đó, về nhà chị "check thử". "Trời ơi, đút 120ml sữa mà con "xử" trong gần 2 tiếng đồng hồ, thế này làm sao mà phục vụ được đây? Làm sao mà mình vừa đi làm vừa nuôi con cho ổn thỏa?", chị cho biết.

Càng gần ngày đi làm, đầu óc chị căng như dây đàn, thậm chí mất ăn mất ngủ vì chuyện cho con ăn uống thế nào nếu giao cho người khác giữ. Vợ chồng chị phải nghĩ đến phương án xấu nhất đó là chị phải "hi sinh" công việc để ở nhà chăm con.


Bình mới, sữa cũ sẽ phần nào khiến bé có cảm giác thân thuộc và dễ dàng bú (Ảnh minh họa)

Chị chia sẻ: "Thời buổi kinh khó khăn, mình chỉ mong nhanh nhanh chóng chóng hết mấy tháng chăm con, con cứng cáp để đi làm phụ chồng kiếm tiền. Mình không muốn nghĩ đến tình huống xấu nhất là phải nghỉ việc để ở nhà chăm con, nhiều chị em nuôi con dễ dàng thế, còn mình sao khó quá!"

Trên diễn đàn, vấn đề này cũng khiến chị em lo ngại không biết nên tập cho bé bú bình bắt đầu như thế nào?

Chị Ngọc Linh (Hàng Gà, Hà Nội) còn nói: "Tập cho bé bú bình mới chỉ là bước đầu tiên. Sẽ còn nhiều khó khăn hơn thế trong ‘cuộc chiến nuôi con'. Bước đầu tiên mình đã thấy khó rồi, nghĩ tới những vấn đề khác mà oải quá".

Nhiều mẹ chia sẻ rằng, luyện ti bình cho con không dễ mà cũng không khó. Tuy nhiên, thời gian đầu sẽ khó bởi bé chưa chấp nhận sự mới lạ này, núm vú cao su từ bình sữa không thể mềm như ti mẹ. Các mẹ có thể tham khảo vài cách như sau:

Vắt sữa mẹ vào bình cho bé ti

Với những bé được bú mẹ ngay từ khi mới lọt lòng, bé sẽ khó chấp nhận những loại sữa có mùi, vị khác. Vì vậy, để bé có "thiện cảm" với núm ti bình sữa, giai đoạn đầu bạn nên vắt sữa mẹ vào bình và tập cho bé bú.

Bình mới, sữa cũ sẽ phần nào khiến bé có cảm giác thân thuộc và dễ dàng bú. Khi bé đã thực sự quen bú bình lúc này mới là thời điểm để bạn thay thế dần bằng sữa công thức. Tuy nhiên, cũng cần tập để cho bé làm quen dần, chẳng hạn ban đầu là 3 cữ sữa mẹ, 1 cữ sữa công thức/ngày; sau đó, tăng lên 2 cữ sữa mẹ, 2 cữ sữa công thức/ngày...

Không nên tập cho con quá sớm

Việc tập cho bé ngay từ khi lọt lòng là quá sớm. Nhiều trẻ khi bà mẹ tập cho ti bình song song với ti mẹ, sau một thời gian bé nghiện ti bình và không ti mẹ, việc này sẽ khiến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sớm kết thúc.

Việc bé nghiện ti bình đơn giản chỉ vì ti mẹ thì phải mút mạnh mới chảy sữa, ti bình thì... không mất sức bằng. Vì thế, thời điểm nên luyện cho bé hợp lý là trước khi mẹ đi làm 2 tuần. 2 tuần là khoảng thời gian cần và đủ để bé làm quen với kỹ năng này.

Tận dụng sự giúp đỡ của người khác

Có thể là chồng hoặc bất kỳ ai trong gia đình bạn để cho bé ti bình. Việc này người mẹ không nên tự tay tập cho con vì do đã quen "hơi" mẹ và được bú mẹ nên nhiều bé sẽ quyết tìm ti mẹ chứ quyết không ti bình.

Kiên nhẫn

Bạn cần kiên nhẫn, bình tĩnh với những pha chống đối đầy quyết liệt khi nói không với núm ti bình của bé. Chỉ cần kiên trì chắc chắn bé sẽ thích ti bình.

Chọn núm vú bình phù hợp

Phản xạ bú mút có ngay từ khi bé vừa chào đời. Phản xạ này giúp bé có thể ngậm vú và bú sữa mẹ. Đối với những bé đang quen ti mẹ bỗng chuyển sang bú bình bé dễ dàng nhận thấy núm ti giả cứng và không thoải mái như khi bú mẹ. Vì vậy, việc tập cho bé bú bình thường khá vất vả.

Bạn nên lựa chọn bình sữa hình dáng đầu ti tương đương với ti mẹ. Nếu sữa mẹ chảy nhiều, nên chọn loại bình cổ rộng (sữa sẽ chảy nhanh hơn) và ngược lại, chọn bình cổ hẹp nếu sữa mẹ chảy chậm.

Bạn cũng nên chú ý đến chất liệu của núm ti. Có thể mua nhiều loại núm như núm làm bằng cao su hoặc silicon để bé thử. Khi bé hài lòng với núm nào thì lúc đó bạn nên duy trì loại núm đó trong suốt giai đoạn bé bú bình. Lưu ý, bạn cần làm ấm núm vú trước khi cho bé bú hoặc làm mát núm vú nếu bé đang mọc răng.

Đưa núm vú vào miệng bé đúng cách

Thay vì "nhồi" cật lực núm ti bình sữa vào miệng con, bạn chỉ nên chạm nhẹ, gõ gõ núm vào môi bé, và đợi bé mở rộng miệng đón núm ti bình như cách bé bú mẹ.

Theo Afamily

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Lời khuyên cho các mẹ chăm con đầu lòng (7/12)
 7 điều cần lưu ý với da bé sơ sinh (7/12)
 Mách các mẹ cách chăm bé sơ sinh vào ngày lạnh (5/12)
 Không nên cho bú đêm khi trẻ mọc răng sữa (2/12)
 5 điều quan trọng nhất khi chăm bé sơ sinh (30/11)
 Bú mẹ muộn, nguy cơ tử vong cao (29/11)
 Tư thế ngủ nằm sấp giúp bé thông minh hơn (18/11)
 5 ‘kỹ thuật’ làm dịu bé quấy khóc (18/11)
 Vắt sữa đúng cách "để dành" cho bé yêu (15/11)
 Mẹ không có sữa vì mặc áo ngực chật (15/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i