Công văn - Chỉ thị
   Phát triển giáo dục mầm non và công tác phối hợp liên ngành
 

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON
VÀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH

Phan Hiền Anh
Vụ trẻ em - Ủy Ban dân số, gia đình và trẻ em

1.Công tác phát triển lĩnh vực  giáo dục mầm non
         Đầu năm 2005, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội nghị sơ kết dánh giá 2 năm thực hiện Quyết định 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng chính phủ (gọi tắt là  QĐ 161) về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non(GDMN) tại Đồng Nai và Hà Nội. Phát biểu tại hội nghị,phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã đánh giá cao những nỗ lực của ngành và khẳng định: “Hơn 2 năm qua, QĐ 161 của Thủ tướng Chính phủ đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra sinh khí mới cho ngành GDMN phát triển, đưa GDMN trở lại đúng vị trí của nó. Thành tựu của ngành giào dục nói chung là rất to lớn, trong đó GDMN là một trong những bộ phận phát triển mạnh nhất” Năm học 2004-2005, hầu hết các tỉnh số lượng trẻ đến lớp càng tăng; so sánh với năm học 2003-2004,tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến các lọai hình GDMN tăng: trẻ nhà trẻ tăng1%; trẻ mẫu giáo đến lớp 3%, trong đó trẻ mẫu giáo 5 tuổi tăng 20%. Trước khi có QĐ 161, tòan quốc có 222  xã trắng về GDMN; cho đến nay, cả nước chỉ còn lại 2 xã trắng. GDMN đã có bước phát triển mới trên cả 3 phương diện quy mô, chất lượng và công bằng xã hội; đặc biệt là phát triển về quy mô GDMN, chất lượng chăm sóc – giáo dục ngày càng được nâng cao.

        Ủy ban dân số, Gia đình và trẻ em (DSGĐTE) đã có đánh giá kết quả đạt được của ngành GDMN sau 2 năm thực hiện QĐ 161 trên phương diện bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCSGDTE): Về thành tựu, ngành để tăng cường hơn học tập cho trẻ em mầm non (TEMN); quan tâm hơn tới cơ hội tiếp cận GDMN cho trẻ em trong độ tuổi bằng việc đầu tư xây dựng trường, lớp MN cho các xã vùng khó khăn, khuyến khích phát triển hệ thống  giáo dục ngòai công lập (thành lập trường MN tư thục, nhóm trẻ gia đình ) theo hướng xã hội hóa công tác GDMN; từng bước đáp ứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TEMN (như phát triển và giải quyết các chế độ cho đội ngũ giáo viên, đầu tư phát triển và hòan thiện cơ sở vật chất cho nhà trường, bước đầu phát triển khai đổi mới nội dung, phương phápgiàng dạy của chương trình chăm sóc, GDMN). Việc chăm sóc giáo dục trẻ em  lứa tuổi MN hương tới mục tiêu cuối cùng là sự phát triển tòan diện của chính trẻ em. Đây là lí do thuyết phục nhất đối với các cấp quàn lí giáo dục Trung ương, ở địa phương và các bậc cha mẹ trẻ cùng chung sức huy động các nguồn lực để mở rộng DGMN, nhất là đối với trẻ 5 tuổi, tuổi chuẩn bị vào học tiểu học

       Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngành còn có một số hạn chế vướng mắc. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện QĐ 161 ở trung ương và địa phương chưa đồng bộ, chưa đầy đủ , chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn ; tỷ lệ ngân sách của địa phương dành cho GDMN vẫn còn ít nên việc giải quyết những vấn đề GDMN vẫn chưa thực sự đi vào chiều sâu ; một số địa phương hiểu xã hội hóa GDMN chưa đúng, nhận thức về vai trò của GDMN trong xã hội chưa đầy đủ, nên việc đầu tư nguồn lực cho GDMN chưa thỏa đáng, dẫn tới tình trạng khoáng trắng, nhất là các vùng ven đô của những thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung và tại những vùng kinh tế- xã hội phát triển .Chất lượng giáo viên chưa đồng đều , giáo viên chưa được đào tạo, chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ vẫn còn ở nhiều cơ sở GDMN. Vấn đề phối hợp liên ngành trong chỉ đạo, đặc biệt là kiểm tra, giám sát và đầu tư cho công tác GDMN vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ. Chưa có chính sách đầu tư cho GDMN khu vực ngoài công lập

Trong phiên họp thường kỳ tháng 11/ 2005, chính phủ đã giao cho bộ GD-ĐT chủ trì hoàn chỉnh Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015” Trình Thủ Tướng Chính Phủ xem xét, phê duyệt. Mục tiêu tổng quát của ngành là phấn đấu “Tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện về GDMN theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa.nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, mở rộng hệ thống các cơ sở GDMN trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn; tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình”. Mục tiêu trên đòi hỏi ngành phải có những giải pháp trọng tâm , đồng bộ, hiệu quả để phát triển quy mô và chất lượng GDMN ở tầm cao mới với những tiến bộ mới về công bằng xã hội trong GDMN, kể cả khu vực ngoài công lập.

2. GDMN ngoài công lập và công tác phối hợp liên ngành

Thời gian qua, mạng lưới GDMN được quy hoạch lại theo Đề án phát triển ngành của các địa phương. Các loại hình GDMN đang được sắp xếp , chuyển đổi theo hướng xã hội hóa sự nghiệp GDMN phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương : Phát triển giáo dục công lập ở nơi đặc biệt khó khăn, khuyến khích phát triển giáo dục ngoài công lập ( trường MN tư thục, nhóm trẻ gia đình ) ở thành phố và những vùng kinh tế xã hội phát triển. Việc phát triển mạng lưới GDMN đã làm tăng cơ hội tiếp cận GDMN cho trẻ em trong độ tuổi, thể hiện sự quan tâm phát triển trẻ thơ theo đường lối của Đảng và Nhà nước, tạo nền tảng vững chắc cho các em ở những bậc học tiếp theo sau này.

      Tuy nhiên, nếu xem xét sâu hơn trên phương diện công bằng xã hội, bên cạnh mặt tích cực của  việc phát triển các loại hình, GDMN đã có một số bất cập đáng lo ngại; trong đó vấn đề quyền trẻ em chưa được chú trọng một cách đầy đủ ở một số địa phương, do đó chính sách đầu tư chưa thích đáng đến khu vực ngoài công lập. Hệ quả là đã kéo theo sự bất bình đẳng đáng báo động trong chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ. Hiện nay, tại những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh … Và những khu công nghiệp tập trung, số lượng người dân đến nhập cư và lao động ngày càng cao, kéo theo việc gia tăng nhu cầu về dịch vụ trông giữ trẻ, gây nên tình trạng quá tải đối với hệ thống cơ sở GDMN. Trước nhu cầu bức thiết của người dân lao động, nhiều “Nhóm trẻ gia đình” (NTGĐ) không phép đã ra đời trong điều kiện không đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, bảo vệ cho sự an toàn tính mạng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các yêu cầu chuyên môn tối thiểu, gây tác hại đến phát triển thể chất, tinh thần của trẻ em. Một loạt vấn đề trong nuôi và dạy trẻ em lứa tuổi MN ở các NTGĐ tại những nơi này đang làm ảnh hưởng lớn đến phát triển thể chất, tinh thần và nhân cách, đến năng lực trí tuệ và năng lực lao động của các em trong tương lai.

            Ủy ban DSGĐTE đã làm việc, trao đổi và thảo luận về các giải pháp cho vấn đề GDMN NCL với bộ GD – ĐT , với Ủy ban DSGĐTE các thành phố Hà Nội , Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo quyền bình đẳng trong học tập đối với loại hình GDMN nói trên.Từ cuối tháng 7/2005 đến nay, Ủy ban DSGĐTE thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai 2 đợt  “Chăm sóc, hỗ trợ trẻ em nghèo trong các NTGĐ trên địa bàn TP Hồ Chí minh” để giải quyết những tiêu cực của một số NTGĐ không phép. Ngoài việc hỗ trợ đồ chơi tăng khẩu phần ăn uống và tổ chức khám sức khỏe cho các NTGĐ, Uỷ ban DSGĐTE thành phố phối hợp với sở GD – ĐT ngày 20/10/2005 nhằm đảm bảo điều kiện tối thiểu cho lớp mầm non, lớp mẫu giáo và nhóm trẻ độc lập có nhiều khó khăn ở những nơi không đủ điều kiện thành lập trường mầm non.

            Bên cạnh các giải pháp tổ chức và nguồn lực, truyền thông là một giải pháp vô cùng quan trọng không thể thiếu được nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp về tầm quan trọng của việc nuôi dạy trẻ em những năm đầu đời, đưa lĩnh vực GDMN nằm ở vị trí xứng đáng trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đưa việc GDMN thành chỉ tiêu để địa phương có kế hoạch triển khai thực hiện. Bộ GD- ĐT trong hướng dẫn địa phương triển khai kế hoạch hàng năm nên đưa thêm chỉ tiêu về hoạt động phố hợp các ban ngành đoàn thể trong vấn đề tuyên truyền kiến thức cho các bậc cha mẹ, có biện pháp phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho cha mẹ ở các khu công nghiệp và các vùng ven đô. Đối với NTGĐ cần thay đổi và nâng cao nhận thức của họ về thực hiện quyền trẻ em trong chăm sóc nuôi dạy trẻ, kết hợp với việc chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền cơ sở trong địa bàn minh quản lý. Để công tác tuyên truyền vận động có kết quả, cần có người làm công tác truyền thông chuyên nghiệp được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ năng và nội dung truyền thông. Với mạng lưới hùng hậu khoản 148.000 tuyên truyền viên, cộng tác viên (TTV, CTV) của Ủy ban DSGĐTE trên 64 tỉnh/ thành phố, nếu được đào tạo tốt và cung cấp tài liệu phù hợp của ngành GDMN, việc phối hợp hoạt động truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi chắc chắn sẽ thu được kết quả đánh kể cho công tác GDMN.

Tóm lại, để giải quyết vấn đề GDMN NCL trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần tăng cường và đổi mới công tác phối hợp liên ngành giữa Bộ GD- ĐT và Ủy ban DSGĐTE từ trung ương đến địa phương trong công tác phát triển GDMN về các mặt:

1) Tham mưu Chính phủ ban hành chính sách GDMN NCL nhằm thực hiện tốt hơn quyền bình đẳng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

2) Thực hiện quyết định 31/2005/ QĐ- BGD-ĐT của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT

3) Tuyên truyền GD, phổ biến kiến thức GDMN đến tận cơ sở . Nếu công tác phối hợp liên ngành giữa Bộ GD- ĐT và Ủy ban DSGĐTE được cải tiến, nhất định GDMN sẽ thu được những kết quả trên phương diện công bằng xã hội trong tiếp cận GDMN cho trẻ em.

Theo Tạp chí Giáo dục số 141

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giáo dục mầm non triển khai công tác thi đua khen thưởng năm học 2006-2007 (8/8)
 Giới thiệu tóm tắt Đề án "Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015" (1/8)
 Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015". (17/7)
 NĐ về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân VN và người nước ngoài (Số 184-CP ngày 30-11-1994) (17/5)
 Nghị định quy định chi tiết thi hành luật bảo vệ, chăm sóc & giáo dục trẻ em (Số 374-HĐBT ngày 11-11-1991) (17/5)
 Tham khảo, lấy ý kiến Quy chế công nhận trường Mầm Non đạt chuẩn quốc gia GĐ 2006-2010 (13/4)
 Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg (Về việc phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia Vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010) (12/4)
 NGHỊ ĐỊNH: Về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ (30/3)
 Quyết định số 1447/GD-ĐT ngày 02/06/1994 ( Vv Ban hành qui chế trường, lớp mầm non tư thục) (21/2)
 Văn bản số 930/GDMN (V/v hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng GD dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”) (6/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i