Sức khỏe và Phát triển
   Hiểu biết của mẹ về bệnh thủy đậu ở bé
 

8 câu hỏi có đáp án dưới đây giúp mẹ tự kiểm tra xem có hiểu biết về bệnh thủy đậu ở bé.

1. Nguyên nhân gây thủy đậu là gì?

a. Bé bị dị ứng với thứ gì đó.

b. Bé tiếp xúc với người mang siêu vi gây bệnh thủy đậu.

c. Bé ăn thịt gà hết hạn.

2. Khi nhiễm thủy đậu, mất bao nhiêu ngày để bé phát triệu chứng?

a. Ngay sau đó.

b. Từ 2 tới 6 ngày.

c. Từ 10 tới 21 ngày.

3. Những triệu chứng nào dưới đây là của bệnh thủy đậu?

a. Sốt.

b. Nhức đầu.

c. Buồn nôn.

d. Nhức và đau người.

e. Giảm cảm giác ngon miệng.

f. Bé có tất cả các triệu chứng trên.

4. Khu vực nào thường nổi ban đầu tiên?

a. Khuôn mặt.

b. Tay.

c. Chân

5. Những nốt ban ở chỗ nào làm bé thấy đau và khó chịu nhất?

a. Da đầu.

b. Miệng và cổ họng.

c. Quanh bộ phận sinh dục.

d. Tất cả các bộ phận trên.

6. Điều trị thủy đậu thế nào?

a. Kem bôi.

b. Dùng thuốc kháng sinh.

c. Để nó tự biến mất.

7. Cách giúp bé giảm khó chịu với những nốt ban đỏ?

a. Dùng quần áo len.

b. Dùng lotion calamine cho bé.

c. Dùng kem bôi trị ngứa.

8. Bạn có thể bị lây thủy đậu từ bé nhà bạn không?

a. Có, nếu bạn chưa từng bị thủy đậu.

b. Có, ngay cả khi bạn đã từng bị thủy đậu.

c. Không, người lớn không thể bị lây thủy đậu từ các bé.

Đáp án:

Câu 1: b. Một người mang virus thủy đậu hắt hơi, ho hay tiếp xúc với em bé của bạn thì bé có thể bị lây bệnh thủy đậu. Bé cũng có thể bị thủy đậu nếu ở cùng phòng với người bệnh. Thậm chí, bé có thể bị lây thủy đậu từ người bị bệnh zona (do bệnh này có những virus tương tự thủy đậu).

Câu 2: c.

Câu 3: f. Bệnh thủy đậu có thể khởi phát giống như bị cúm nhẹ, nghĩa là bé sẽ bị sốt, đau đầu, mỏi người, buồn nôn... Một vài ngày sau thì nổi những nốt đỏ với bọng nước nhỏ ở trên đầu mỗi nốt.

Câu 4: a. Bạn có thể nhận thấy những nốt bọng nước nổi trên mặt bé đầu tiên. Các nốt này sẽ lan tới ngực, bụng rồi tới những bộ phận khác.

Câu 5: d.

Câu 6: b. Thủy đậu do virus gây ra nên điều trị nó phải dùng kháng sinh. Tất nhiên, những chỉ dẫn dùng thuốc cho bé phải được bác sĩ tư vấn.

Câu 7: b. Kem calamine có thể giúp giảm khó chịu ở những nốt thủy đậu. Ngoài ra, nên chọn quần áo bằng sợi bông mỏng để bé dễ chịu, giúp giảm kích ứng trên các nốt ban. Tránh để bé gãi vì gãi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Câu 8: a. Nếu bạn chưa từng bị thủy đậu thì bạn có thể bị lây bệnh. Một khi bạn đã bị thủy đậu thì bạn sẽ tự miễn dịch với bệnh này.

Theo Mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách chọn nước uống tốt nhất cho con (14/8)
 Bé đổ bệnh vì mẹ chăm sai cách (14/8)
 Coi chừng trẻ co giật vì uống thuốc cảm cúm (10/8)
 Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở bé (9/8)
 5 thói quen có lợi cho sức khỏe của bé (6/8)
 Tiêm văcxin phế cầu cho bé (6/8)
 Tips hay tránh đột tử cho bé (2/8)
 Bờ thóp mềm - có thể bé bị còi xương (2/8)
 Nước lọc giúp giảm bệnh tim mạch (31/7)
 Chữa lác mắt cho bé (26/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i