Tâm lý
   Vừa học vừa chơi: Giúp con học tốt các môn Đọc - Viết
 

Mẹ lo con chưa biết cách học, sẽ không theo kịp lời cô giảng? Mẹ lo con hay lo ra, không tập trung như các bạn? Nhưng mẹ thương con còn nhỏ, không nỡ bắt con phải học quá nhiều đến nỗi không có thời gian chơi đùa?Phần 1: Các môn đọc viết


Đánh vần

Học chữ bằng hình. Bố mẹ có thể làm những tấm thẻ, ở mặt trước cho bé vẽ hình của từ mà bé cần học, tùy theo cấp lớp mà những từ và hình vẽ này đi từ đơn giản đến phức tạp. Ở mặt sau, hãy viết chữ cái đầu tiên của từ đó - đây có thể coi như gợi ý, hoặc 1 dạng khác của bài tập, tùy theo cách bạn "sáng chế" và sử dụng. Chẳng hạn, bé cần học đánh vần từ "quả táo", hãy cho bé vẽ quả táo ở mặt trước tấm thẻ và những chữ cái "q_ _ t_ _" ở mặt sau.


Mỗi lần rút ra một thẻ nào, hãy bảo bé đánh vần to hoặc điền đầy đủ từ vào mặt sau thẻ, chỗ còn chừa trống. Bạn cũng có thể cho bé viết từ này vào vở (trong trường hợp vẫn còn muốn dùng lại tấm thẻ). Nếu bé viết hay đánh vần sai, hãy bảo bé tập trung viết lại từ đó khoảng 5 lần.


Vừa học vừa... ăn. Có một cách học rất ngọt ngào đó là bố mẹ cho bé một cái bánh quy và mứt / kem / sốt sô-cô-la... Để bé viết lên bánh những chữ cái (hoặc từ) bằng chính ngón tay của bé, vừa viết vừa đọc to lên.


Còn nếu bạn không muốn cho con ăn nhiều đồ ngọt cũng như không muốn "tên tiểu quỷ" tạo cơ hội cho lũ kiến, có thể thay đổi nguyên liệu thành hạt gạo hay hạt đỗ - bé có thể xếp thành chữ - hay vạch chữ trên cát... Tuy nhiên với những nguyên liệu này, nhớ nhắc bé là không được cho vào mồm đâu nhé!


Ghi âm bài học. Hãy chỉ cho con cách đọc và đánh vần các từ vào máy ghi âm, điện thoại hay lưu vào máy tính... sau đó thường xuyên mở cho con nghe cho đến khi bé nhớ được từ. Bố mẹ cũng có thể cho bé tự đọc một đoạn văn ngắn vào các thiết bị ghi âm như trên, sau đó mở lại cho bé nghe và viết chính tả theo đó. Như thế thì có khác nào bé tự làm cô giáo đọc bài chính tả cho chính mình đâu, thật là thích đúng không nào!


Học qua giấy ghi nhớ. Cách học này có thể áp dụng với cả người lớn và trẻ con. Với những từ khó, bạn có thể cho bé viết to lên trên những mẩu giấy ghi nhớ và... dán khắp nhà, có thể là trên cánh cửa tủ lạnh, cửa buồng tắm, trên gương...


Đọc hiểu và viết
Đọc và đánh dấu. Bạn có thể giúp con mình nâng cao khả năng đọc hiểu bằng cách đặt ra những câu hỏi trước khi đọc một câu chuyện. Hãy để con đánh dấu / gạch chân những từ quan trọng trong câu hỏi, chẳng hạn như trong câu "Ai là nhân vật chính?" "hay Mai An Tiêm đã trồng loại quả gì?" Như vậy sau đó, khi đọc đoạn văn, bé sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra câu trả lời cho bạn.


Hãy đọc lên. Nếu con bạn có xu hướng học bằng tai, hãy khuyến khích bé đọc to hoặc đọc nhẩm bài học. Như thế, thông tin sẽ được lưu vào bộ nhớ của bé một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.


Chơi trò thám tử. Hãy nâng cao khả năng tập trung của con bằng cách yêu cầu bé trả lời cho những câu hỏi hoặc tự mình đặt ra những câu hỏi "Ai?" "Cái gì?" "Ở đâu?" "Tại sao?" "Khi nào?" "Như thế nào?" trong mọi đoạn văn bài học. Đây cũng là cách giúp bé tìm ra được những chi tiết quan trọng trong bài học đấy.


Mẹ mong sao với con, giờ học cũng là giờ vui (Ảnh: Inmagine)


Học cách viết luận. Đây là bài học dành cho những bé đã lớn hơn một chút, và cũng có thể áp dụng cho người lớn chúng ta: lập bản đồ tư duy. Bạn có thể chỉ bé viết câu hỏi vào trong một vòng tròn ở trung tâm tờ giấy / vở nháp. Sau đó viết câu trả lời vào những vòng tròn xung quanh, những vòng tròn này cùng được nối vào vòng tròn chính ở tâm.


Ví dụ, bé cần viết một bài làm văn có đề bài là "Em có thể làm gì để bảo vệ môi trường?" thì câu hỏi này sẽ là vòng tròn trung tâm, và xung quanh đó sẽ là những vòng tròn "Không xả rác bừa bãi", "Không bẻ cành hái hoa"... Sau khi đã ghi ra xong xuôi những ý tưởng của mình, bé có thể dựa vào đó để viết lại thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Bằng cách làm này, bạn sẽ không lo bài văn của bé bị thiếu mất ý nào quan trọng.


Nguồn: Webtretho (lược dịch)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Để bé không ghen với em (6/8)
 “Roi thần” của mẹ (6/8)
 Dạy trẻ biết lắng nghe: Đơn giản thôi! (3/8)
 Vui chơi giúp trẻ phát triển toàn diện (3/8)
 Làm con… khuyết tật! (3/8)
 Chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1 (2/8)
 Kỹ năng với nhạc cụ theo tuổi (2/8)
 Đừng tranh dành tình yêu của trẻ (2/8)
 Nên hay không ép con học nhạc? (1/8)
 Trẻ 'tẩu hỏa' vì học tiếng Anh sớm (1/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i