Tâm lý
   Dạy trẻ biết lắng nghe: Đơn giản thôi!
 

Trẻ hư hay không biết nghe lời? Vấn đề cha mẹ chưa có 'chiến lược' đúng để đào tạo chúng.


Cứ khi nào bạn bảo trẻ không được làm một việc gì thì trẻ lại bắt đầu cố làm việc ấy một cách chậm chạp, cứ như không nghe thấy điều gì. Vì sao trẻ lại ngang ngạnh như vậy, bạn phải làm như thế nào để trẻ biết lắng nghe?


Trẻ không tự nhiên ngang ngạnh như vậy. Tuy nhiên, trẻ đang thử bạn nhưng không phải như kiểu mà bạn nghĩ. Ở lứa tuổi chập chững biết đi, trẻ đang cố gắng làm theo những chuẩn mực của hành vi và những qui tắc trong gia đình. Trẻ đang ở buớc chuyển tiếp giữa những chuẩn mực phải tuân theo và những thói quen thông thường của bản thân để đến một lúc nào đó, không cần có bạn ở bên cạnh, chúng cũng sẽ tự theo những quy luật ấy.


Thực ra, không khó để dạy trẻ mẫu giáo biết lắng nghe mà vấn đề là bạn cần có 'chiến lược' để đào tạo chúng. Dưới đây là những gợi ý hay cho bạn:


Thực ra, không khó để dạy trẻ mẫu giáo biết lắng nghe mà vấn đề là bạn cần có 'chiến lược' để đào tạo chúng.


1. Rõ ràng
Khả năng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo còn giới hạn, vì vậy, bạn cần dạy con dứt khoát, đơn giản và thể hiện quyền hành rõ ràng. Trẻ sẽ khó chịu và chống đối nếu bạn cứ nói đi, nói lại mãi một đề tài và cũng khó lòng hiểu một câu nói dài lê thê: "Ngoài trời lạnh lắm, con đang bị bệnh nữa, mẹ muốn con mặc áo len vào trước khi chúng ta đi tới cửa hàng". Ngoài ra cũng đừng diễn đạt một vấn đề giống như một câu hỏi nếu thực sự con bạn không được phép chọn lựa như "Xe đến rồi, lên xe đi con!", câu này có lẽ tác động mạnh hơn câu "Lên xe đi con?"


Những câu nói ngắn gọn, cô đọc và đầy đủ ý nghĩa sẽ giúp trẻ nhanh chóng hiểu thông điệp của bạn hơn.


2. Dứt khoát
Diễn đạt rõ những điều bạn muốn nói, không được dọa nạt hay hứa với trẻ những điều mà bạn không thực hiện. Nếu bạn nói với nhóc 2 tuổi rằng: "Con cần uống sữa sau khi ăn tối", đừng tán gẫu trong vòng 5 phút sau đó mà nên để thời gian đó để trẻ uống nước cam chẳng hạn. Hãy chắc chắn rằng ông xã bạn đã thống nhất và đồng ý với 'quy định' bạn đã đề ra với con, để tránh tình trạng 'trống đánh xuôi, kèn thổi ngược' khi nuôi dạy con.


Ngoài ra, đừng la hét, nói đi nói lại những mong muốn của bạn với trẻ. "Mẹ muốn con thế này...", "Mẹ muốn con thế kia..." - đó là ý muốn của bạn, chứ không phải mong muốn của trẻ. Với trẻ mẫu giáo, lời nói sẽ không hiệu quả bằng hành động. Nếu bạn muốn "Con hãy đặt cái ly lên bàn", hãy từ từ chỉ cho con cách đặt cái ly lên bàn và cho trẻ chút thời gian để làm theo chứ đừng thúc giục, cáu bẳn...


3. Củng cố các thông điệp của bạn
Trẻ sẽ ghi nhớ và tuân thủ 'luật lệ' tốt hơn nếu bạn thường xuyên nhắc nhớ trẻ. Ví dụ, hãy khéo nhắc con: "Đến giờ đi ngủ rồi" và nhấp nháy đèn để ra hiệu, hoặc ra hiệu bằng cách đặt tay lên vai con, nhẹ nhàng kéo sự chú ý của con khỏi món đồ chơi yêu thích và đưa con về giường, buông màn và vỗ về chúng ngủ.


4. Lời hướng dẫn thực tế
Nếu bạn nói với nhóc 2 tuổi rằng: "Cất đồ chơi đi!", bé sẽ nhìn quanh quẩn khắp phòng, ngơ ngác không hiểu ý bạn đâu. Để lời nói của bạn có sức nặng với trẻ, hãy nói cụ thể cái gì, việc gì, vật gì một cách rõ ràng. Ví như "Con cất cái hộp màu vàng đi". Khi trẻ đã hoàn thành thì mới nói con cất các đồ tiếp theo.


5. Động viên
La hét, hù dọa để trẻ làm theo mong muốn của cha mẹ, tất nhiên dễ có hiệu quả. Nhưng chắc chắn chẳng bậc phụ huynh nào cảm thấy thoải mái với cách đó. Hầu hết trẻ đều có phản ứng tích cực nếu bạn đối xử với chúng một cách thoải mái, vui vẻ, hoặc mượn lời một bài hát ngộ nghĩnh nào đó để truyền tải thông điệp của bạn. Ví như: "Vì sao con mèo rửa mặt, vì sợ đau mắt...", để bảo con đi rửa mặt... Đồng thời cũng đừng quên ngợi khen, động viên bé khi bé làm tốt.


6. Hãy làm gương
Các bé ở độ tuổi tiểu học sẽ ngoan và biết vâng lời hơn nếu bản thân cha mẹ là tấm gương sáng. Hãy tạo thói quen biết lắng nghe con mình một cách tôn trọng giống như bạn lắng nghe người khác. Nên nhìn vào con mỗi khi nó nói chuyện với bạn, lịch sự đáp lại, và không được ngắt lời mà để cho con nói hết rồi mới đáp lại. Trong khi con đang nói chuyện với bạn thì đừng nên quay mặt đi chỗ khác hay tự ý bỏ đi.


Theo Eva.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vui chơi giúp trẻ phát triển toàn diện (3/8)
 Làm con… khuyết tật! (3/8)
 Chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1 (2/8)
 Kỹ năng với nhạc cụ theo tuổi (2/8)
 Đừng tranh dành tình yêu của trẻ (2/8)
 Nên hay không ép con học nhạc? (1/8)
 Trẻ 'tẩu hỏa' vì học tiếng Anh sớm (1/8)
 Trẻ tuổi nào, dạy 'yêu' tuổi nấy (1/8)
 6 cách dạy con biết chấp nhận thất bại (31/7)
 Làm gì khi các con hay chành chọe - Phần cuối (31/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i