Xã hội
   Chật vật tiếng Anh tiểu học
 

Lớp quá đông học sinh cũng khó học tiếng Anh theo phương pháp mới
Sau hơn 3 tháng thực hiện thí điểm dạy tiếng Anh tiểu học trên cả nước, hàng loạt khó khăn đặt ra cho thấy việc dạy đại trà bộ môn này khó có thể đúng tiến độ.

Giáo viên thiếu làm sao đòi đạt chuẩn?

Bộ GD-ĐT vừa có những đánh giá sơ bộ về việc triển khai thí điểm dạy tiếng Anh tiểu học của 100 trường trên cả nước. Đây mới chỉ là phạm vi rất hẹp triển khai Đề án Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho học sinh phổ thông nhưng hàng loạt những tiêu chí đặt ra đã gặp phải những khó khăn thực tế chưa thể một sớm một chiều khắc phục được.

Yêu cầu đầu tiên của Bộ GD-ĐT là giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học phải đạt trình độ B2 (tương đương IELTS 6.0). Theo đánh giá của phần lớn các sở GD-ĐT tham gia thí điểm, yêu cầu này là quá cao đối với giáo viên tiểu học. Ngay cả Hà Nội, thống kê của Sở GD-ĐT, gần 680 trường tiểu học triển khai dạy tiếng Anh với khoảng hơn 160.000 học sinh đã quá tải bởi chỉ có gần 1.300 giáo viên tiếng Anh. Số lượng học sinh lớn, giáo viên lại đa phần là hợp đồng, việc đòi hỏi trình độ 6.0 IELTS khó có thể thực hiện được khi mà chỉ có khoảng 700 giáo viên tiếng Anh của Hà Nội đạt trình độ đại học trở lên.

Với Hà Nội đã vậy, các địa phương khác còn khó khăn hơn. Cô Nguyễn Thanh Lịch, Sở GD-ĐT Lào Cai cho biết, giáo viên tiếng Anh chủ yếu trình độ CĐ hoặc tại chức nên đạt được trình độ IELTS từ 4.0 đến 5.0 cũng là khó rồi. Đó là chưa kể đặc thù dạy ngoại ngữ phải đi đôi với thực hành, nhưng giáo viên lại ít giao tiếp, thực hành nên phát âm sai rất nhiều. Ngay bản thân giáo viên cũng phải thừa nhận, để đạt được trình độ này, phần lớn phải được đào tạo nâng cao lại, bởi thực tế dạy tiếng Anh tiểu học, kiến thức yêu cầu khá đơn giản, nên kiến thức của bản thân giáo viên cũng rơi rụng nhiều.

Quá tải cả về học sinh lẫn chương trình
Thực tế hiện nay mỗi trường tiểu học chỉ có biên chế một giáo viên tiếng Anh nên các thầy, cô phải dạy trên dưới 20 tiết/tuần cho cả khối 3,4 và 5. Với thời lượng 40 phút mỗi tiết cùng sĩ số lớp lúc nào cũng từ 40 đến 60 học sinh/lớp, mỗi buổi học tiếng Anh rất khó có thể triển khai các phương pháp học hiện đại như học mà chơi, chơi mà học như theo yêu cầu của đào tạo tiếng Anh bậc tiểu học. Chính vì vậy, sau hơn 3 tháng triển khai thí điểm phần lớn các giáo viên tham gia chương trình đều nhận xét, học sinh rất hứng thú với chương trình, nhưng giáo viên thì lại rơi vào tình trạng quá tải.

Theo chương trình dạy tiếng Anh tiêu chuẩn mới, Bộ GD-ĐT yêu cầu hoạt động dạy học phải thông qua môi trường giao tiếp, đa dạng với các hoạt động tương tác như trò chơi, bài hát, kể chuyện, câu đố, vẽ tranh... trong khi đó, điều kiện của cả nhà trường lẫn giáo viên đều hạn chế. Nếu như đối với một lớp học tiếng Anh, cơ sở vật chất căn bản cần phải có là phòng máy, đầu đĩa hình, máy cassette, giáo cụ trực quan... thì hiện nay ở nhiều lớp học tiếng Anh tại các trường tiểu học rất khó để có thể đảm bảo được những yêu cầu này. Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Hiệu trưởng trường Tiểu học Phả Lại 2, Chí Linh, Hải Dương cho biết, để dạy chương trình tiếng Anh hiệu quả, tối thiểu các trường phải có phòng nghe, nói riêng. Tuy nhiên, để đầu tư một phòng nghe nói này đối với trường Phả Lại vẫn chỉ là chuyện tương lai.

Cô Trần Thị Ngọc, trường Tiểu học Đại Nài, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, không phải chỉ mình trường này mà tất cả các trường tham gia thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học của tỉnh đều chưa có phòng học tiếng Anh riêng. Mỗi khi có giờ tiếng Anh, giáo viên phải mang đài đến lớp, nếu học sinh học tập, chơi trò chơi như phương pháp dạy học mới thì sẽ ảnh hưởng đến việc học của lớp bên cạnh.

Những khó khăn khách quan được phản ánh trong quá trình triển khai thí điểm tiếng Anh cho thấy, để đạt được đúng chất lượng theo yêu cầu nâng cao trình độ ngoại ngữ của học sinh Việt Nam không dễ thực hiện. Khó khăn này sẽ càng lớn hơn sau khi Bộ GD-ĐT chính thức yêu cầu triển khai đại trà, trong khi các địa phương chưa chuẩn bị đủ về cả nhân lực lẫn cơ sở vật chất.

Theo ANTĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Ngành sư phạm mầm non khó tuyển (28/12)
 Điều kiện mở trường mầm nom tư thục (25/12)
 Hà Tĩnh: Giáo dục vùng rốn lũ Vũ Quang 2 tháng sau lũ (25/12)
 'Choáng' với giá quần áo của bé (25/12)
 Chương trình truyền hình cho trẻ em: Thiếu, ít, chưa phù hợp (25/12)
 Khó tìm nơi gửi trẻ dưới 3 tuổi (24/12)
 Giáo viên không được nhận quà dịp Tết (24/12)
 Từ chối nhận quà vì... chán "ông già Noel" (24/12)
 Hơn 2.600 tỷ đồng khám, chữa bệnh BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi (24/12)
 Nên xem lại cách “luyện chữ đẹp” cho trẻ mầm non (22/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i