Xã hội
   Thí điểm dạy ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3: Chương trình vẫn trên giấy
 

Năm học tới (2010-2011), ngoại ngữ là môn học bắt buộc từ lớp 3 và việc dạy ngoại ngữ dự kiến sẽ được thí điểm ở 100 trường tiểu học tại 10 tỉnh, thành.

Đặt nền móng cho chương trình ngoại ngữ 10 năm, Bộ GD-ĐT đang xây dựng chương trình tiếng Anh tiểu học áp dụng cho học sinh (HS) từ lớp 3 đến lớp 5, trong khi chỉ còn 2 tháng nữa là bắt đầu năm học mới.

Thiếu giáo viên
Tại hội thảo góp ý chương trình tiếng Anh tiểu học do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 16/6, đại diện tỉnh Hải Dương, một trong 10 địa phương tham gia thí điểm - nêu thực tế, thiếu biên chế, đa số giáo viên (giáo viên) ngoại ngữ dạy hợp đồng với thu nhập rất thấp (khoảng 400.000 đồng một tháng). Một bất cập nữa Hải Dương đang gặp phải là phòng giáo dục không có giáo viên chuyên tiếng Anh, nên có đi kiểm tra tiết dạy của giáo viên tiểu học cũng không nắm được bài giảng ở chương trình nào, tiết bao nhiêu, chất lượng thế nào.

Thiếu giáo viên đủ trình độ là nỗi ám ảnh của các địa phương thí điểm dạy ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3. Ảnh minh họa: Trung Kiên

Tại Hà Nội, hầu hết các trường đã đưa tiếng Anh vào giảng dạy tự chọn cách đây 8 năm nhưng khi ngoại ngữ trở thành môn học bắt buộc, nhiều trường lại đau đầu giải bài toán thiếu giáo viên. Trường tiểu học Dịch Vọng B (Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) bắt đầu dạy thí điểm tiếng Anh cho học sinh lớp 3 từ năm học 2002 - 2003 nhưng đến năm 2008, trường mới chính thức được tổ chức thi biên chế giáo viên tiếng Anh và hiện mới có một giáo viên. Theo thầy Nguyễn Trần Vỵ, Hiệu trưởng nhà trường, khi ngoại ngữ trở thành môn học bắt buộc với thời lượng 4 tiết một tuần thì thiếu giáo viên trầm trọng. Hiện tại, trường có 14 lớp từ lớp 3 đến lớp 5, mỗi tuần có 28 tiết tiếng Anh nên phải huy động thêm một cô đang làm tổng phụ trách, có bằng cử nhân ngoại ngữ, tham gia giảng dạy. Chưa kể, trường vẫn chưa có phòng chức năng cho việc dạy ngoại ngữ.

So với yêu cầu của đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020", việc triển khai trong thực tế cũng chậm hơn và có quy mô nhỏ hơn. Mục tiêu của đề án từ năm 2010-2011 triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% số học sinh lớp 3 (tương đương 300.000 HS), trong khi thực tế, Bộ GD-ĐT mới chỉ đưa ra dự kiến thí điểm ở 100 trường tiểu học trong năm học tới.

Yêu cầu cao, điều kiện thực hiện thấp
Theo nhiều trường, trong khi điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên chưa được chuẩn bị đầy đủ, tiêu chuẩn của chương trình tiếng Anh tiểu học do Viện Khoa học Giáo dục đưa ra khá cao. Chương trình này yêu cầu trình độ giáo viên tối thiểu là tốt nghiệp trường cao đẳng hoặc đại học sư phạm chuyên ngành tiếng Anh, số lượng học sinh cho mỗi lớp chỉ 30 - 35 em, tài liệu và trang thiết bị nghe nhìn hỗ trợ giảng dạy phải đầy đủ...

Nhiều địa phương cho rằng khó đáp ứng được yêu cầu 35 học sinh một lớp, đặc biệt là đối với các trường ở thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM... Chương trình yêu cầu trình độ giáo viên tối thiểu là cao đẳng hoặc đại học sư phạm tiếng Anh và chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh tiểu học, nhưng mức lương hiện nay chỉ từ 200.000 - 500.000 đồng một tháng. "Liệu lương có tăng để giữ chân được giáo viên?" là câu hỏi được nhiều Sở GD-ĐT đặt ra với Bộ.

Điều mà các Sở lo lắng nhất là chỉ còn hai tháng nữa là vào năm học mới nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được giải quyết, còn chương trình giảng dạy vẫn đang trong giai đoạn góp ý, bàn luận. Ông Nguyễn Song Hùng (Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT) đưa ra giải pháp, trước mắt sẽ tận dụng nguồn giáo viên tiếng Anh trong và ngoài biên chế, và "cũng không thể đòi hỏi quá cao khi chỉ còn 2 tháng nữa là bắt đầu năm học mới".

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh, điều kiện để triển khai dạy tiếng Anh bắt buộc là trường đã tổ chức học hai buổi một ngày. Các trường bố trí giáo viên dạy theo hướng giáo viên đạt yêu cầu thì dạy chương trình mới, giáo viên chưa đạt yêu cầu thì dạy chương trình cũ. Trình độ giáo viên gần 100% là cao đẳng nên giáo viên tiếng Anh cũng phải có trình độ, "mục tiêu đào tạo cần cân nhắc, điều chỉnh cho phù hợp, đừng quá tải và cũng đừng "nhẹ" quá để khi tốt nghiệp THPT, HS có thể sử dụng được ngoại ngữ", ông Hiển nói.

Theo Bao Đất Việt

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuyển sinh đầu cấp tại Q.1 và Q.3 TP.HCM (18/6)
 Đầu tư 16 tỉ đồng để cải tạo, xây mới 100 phòng học mầm non (18/6)
 Đua nhau cho con học năng khiếu hè (17/6)
 Dự báo bệnh trẻ em tháng 6 năm 2010 (17/6)
 Căng thẳng tuyển sinh đầu cấp (17/6)
 Thu hồi hơn 3 triệu rèm cửa IKEA (17/6)
 Hàng triệu giáo viên, bác sỹ có thể sẽ ra khỏi biên chế (16/6)
 “Bị” luyện chữ đẹp, trẻ sợ đi học (16/6)
 Có gì trong cháo dinh dưỡng? (16/6)
 Tự kỷ ở bé tăng mạnh (16/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i