Sức khỏe và Phát triển
   Nguyên nhân và cách phòng loét miệng cho bé
 

Loét miệng là một căn bệnh thường gặp cả ở người lớn và các bé. Bé mắc chứng loét miệng gây không ít khó khăn cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng; đặc biệt, những căn nguyên gây loét miệng có khả năng gây biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân

- Loét miệng là do nhiệt (theo Đông y), tức là trong cơ thể bị nóng phát ra nhiệt gây loét niêm mạc miệng. Loét miệng do nhiệt là loại nhẹ nhưng làm cho bé rất khó chịu, mệt mỏi, hay quấy khóc, khó ngủ và chảy nước miếng nhiều làm cho bé gầy sút do không ăn được hoặc ăn rất ít... Loét miệng do virut Herpes cũng có các triệu chứng như loét miệng do nhiệt.

- Loét niêm mạc miệng do virus thủy đậu.

- Một số bệnh cũng gây loét miệng, điển hình nhất là bệnh tay chân miệng. Trong bệnh tay chân miệng, ban đầu thường có sốt hoặc sốt nhẹ như trong bệnh thủy đậu, sưng miệng nổi bọng nước thường có kích thước khoảng từ 2-3mm (hoặc bằng đầu đũa), màu đỏ (hoặc xám hình bầu dục). Các nốt bọng nước thường có ở hai bên mông, đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc ở niêm mạc miệng. Đặc điểm của các nốt bọng nước trong bệnh tay chân miệng là ấn không đau. Các bọng nước có ở niêm mạc miệng khi vỡ ra tạo thành các vết loét ở trong miệng. Bệnh tay chân miệng thường có kèm theo nôn, tiêu chảy ngay khi nổi bọng nước. Bệnh tay chân miệng cũng có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm màng não - não...

- Do nuôi dưỡng thiếu chất hoặc bé hấp thu kém (mặc dù gia đình đã cố gắng hết mức cho bé chế độ ăn tốt). Thiếu một số chất cần thiết như vitamin PP, vitamin C, vitamin B12, axit folic, chất sắt cũng có thể gây loét miệng...

- Loét miệng cũng có thể do chấn thương làm viêm, dập niêm mạc miệng; ví dụ, khi bị ngã.

- Cũng có thể do ăn thức ăn nóng làm bỏng rồi loét niêm mạc miệng.

- Ngoài ra, một số người bị rối loạn chức năng miễn dịch làm suy giảm miễn dịch (bệnh AIDS) hoặc gặp stress liên tục cũng có thể bị loét miệng. Dù là nguyên nhân gì gây loét miệng thì cũng làm cho người bệnh (cả bé và người lớn) đều đau, rát rất khó chịu, gầy sút, mất ngủ và hay cáu gắt.

Phòng bệnh loét miệng cho bé

Trường hợp loét miệng do nhiệt, do thiếu dinh dưỡng, do rối loạn hệ thống miễn dịch... thì cần cho bé ăn đúng chế độ dinh dưỡng, phù hợp theo lứa tuổi. Hàng ngày nên vệ sinh miệng cho bé. Bé lớn cần đánh răng, súc miệng, họng hàng ngày. Cần cho bé ăn thêm rau, hoa quả tươi. Cần cho bé đi khám bệnh định kỳ để nhận được những lời khuyên hữu ích. Nên cho bé tiêm phòng bệnh thủy đậu đúng quy định.

Chăm sóc bé loét miệng

Loét miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại đơn thuần nhưng có loại nguyên nhân gây loét miệng và biến chứng nguy hiểm; vì vậy, khi bé bị loét miệng, nên cho bé đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó có hướng điều trị.

Loét miệng gây đau, rát cho nên dùng thuốc giảm đau cho bé là rất cần thiết nhưng dùng loại gì cho phù hợp thì tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.

Trong những ngày bé bị bệnh loét miệng, nên cho bé ăn thức ăn lỏng, không nóng, không cay, không chua và hợp với khẩu vị. Để bảo đảm dinh dưỡng, nên cho bé ăn nhiều lần trong ngày vì mỗi lần bé chỉ ăn được ít một, thức ăn cần bảo đảm đủ chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, có thể dùng mật ong rơ miệng (hoặc chấm vào các nốt loét) cho bé để tránh các tác động kích thích làm bé đau. Nên cho bé uống thêm nước rau luộc, nước sinh tố hoa quả...

Theo PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu (Sức Khỏe & Đời Sống)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Nhiệt miệng, lở miệng!
Ngày gửi: 1/22/2010 11:31:30 AM

Lúc trước cháu cũng bị nhiệt miệng liên tục, cứ cách tháng là bị hòai, cháu chả ăn cơm được gì, lại ngại giao tiếp vì đau quá. May sao có người bạn giới thiệu cháu thuốc Kamistad-Gel N của hãng Kamistad của hãng Stada của Đức. Thuốc này có nguồn gốc từ thảo dược là dịch chiết xuất hoa cúc nên ko gây tác dụng phụ khi sử dụng. Cháu xài 1 thời gian kết hợp với ăn uống đủ chất và uống C nên bây giờ hết hẳn ^^


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ ho ban đêm có nguy hiểm? (16/10)
 Thủy đậu ở bé (15/10)
 Trẻ béo phì là do cha mẹ (14/10)
 Sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt cho bé (13/10)
 Dấu hiệu nguy hiểm khi bé khó thở (12/10)
 Xử trí nhanh khi trẻ bị sặc bột (8/10)
 Những thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ (8/10)
 Phòng bệnh hô hấp cho bé khi chuyển mùa (8/10)
 Lưu ý khi dùng sirô trị ho cho bé (7/10)
 An toàn khi cho bé uống thuốc (7/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i