Xã hội
   Bệnh tay chân miệng hoành hành ở TP HCM
 

Chỉ trong tháng 9, thành phố có 466 trẻ bị mắc bệnh, tăng 62% so với cùng kỳ năm trước. 5 bé đã tử vong tính từ đầu năm đến nay. Các bác sĩ dự báo bệnh này đang tiếp tục lan rộng.

Được xem là bệnh viện tuyến cuối để điều trị bệnh tay chân miệng, hiện mỗi ngày Bệnh viện Nhi Đồng 1 luôn có trên dưới 50 cháu nằm điều trị, trong số đó, gần nửa là trẻ ngụ tại TP HCM. Không ít trẻ nhập viện trong tình trạng nặng, cấp cứu.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh cho hay, mùa bệnh tay chân miệng đang ở đỉnh điểm và thông thường sẽ còn kéo dài đến khoảng tháng 11.

Tại khoa Nhiễm của Bệnh viện Nhi đồng 2, số ca mới nhập cũng liên tục tăng. Mỗi ngày có 40 - 50 trẻ nằm viện, trong đó khoảng 10% các bé bị biến chứng.

Tình hình trẻ đến khám và nằm viện vì bệnh tay chân miệng tại các bệnh viện tuyến quận huyện như Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, Tân Bình, Thủ Đức, cũng tăng dần trong những ngày cuối tháng 9 và hai tuần đầu tháng 10. Theo nhận xét của nhiều bác sĩ, diễn tiến của bệnh đang theo chiều hướng tăng dần.

Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM nhìn nhận, dịch tay chân miệng đang diễn biến phức tạp và sẽ còn tiếp tục tăng kéo dài trong tháng tới.

Nổi hồng ban dạng phỏng đỏ là biểu hiện thường thấy của bệnh nhi tay chân miệng. Ảnh: T.C.

Phân tích nguyên nhân khiến dịch bệnh tăng ca, ngoài yếu tố dịch tễ - tức bệnh "đến hẹn lại lên", ông Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho rằng, đây là hậu quả của việc chống dịch chưa tích cực của các quận huyện.

Tại buổi giao ban với các trung tâm y tế dự phòng 24 quận huyện ngày 15/10, ông Giang thẳng thắn nhận định, ngoài đợt tổng vệ sinh phòng dịch tay chân miệng được phát động thực hiện hồi tháng 4, nhiều tháng trở lại đây việc phòng bệnh này gần như bị y tế địa phương bỏ ngỏ.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh tay chân miệng cùng với sự tồn tại song song của các bệnh sốt xuất huyết, cúm H1N1, dịch đau mắt đỏ, ông Giang yêu cầu các quận huyện lập tức thực hiện tổng vệ sinh và rà soát lại công tác phòng bệnh.

Các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, thì cho rằng, bệnh do một nhóm virus gây nên và lây chủ yếu qua tiếp xúc. Chính vì thế mỗi gia đình có thể ngừa bệnh cho trẻ bằng cách giữ vệ sinh các vật dụng mà bé thường tiếp xúc như bình bú, đồ chơi, chăn gối...

Những biểu hiện sốt kéo dài kèm xuất hiện loét miệng, lợi, lưỡi; nốt hồng ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông; thi thoảng bị giật mình... thì nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán điều trị.

Theo VnExpress

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 1/3 cha mẹ không muốn con tiêm vaccine chống cúm H1N1 (15/10)
 Học sinh tiểu học Hà Nội học 2 buổi/ngày không phải làm bài tập ở nhà (15/10)
 Thiếu sân chơi, thừa dự án “treo” (15/10)
 Trẻ thông minh hơn khi được mẹ chăm sóc (15/10)
 Nước uống không đạt chuẩn vô tư “chảy” vào trường học (14/10)
 Cần siết chặt quản lý những trang web cho thiếu nhi (14/10)
 Trung Quốc phát hiện thêm 1.000 trẻ nhiễm độc chì (14/10)
 Muốn mua bảo hiểm cho con mà không được (14/10)
 Vụ nhiều trẻ không được chăm sóc tốt: Tháng tới sẽ hướng dẫn các bảo mẫu (14/10)
 Lớp “trẻ bán trú nông thôn”: “Đi không nỡ, ở không xong” (13/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i