Sức khỏe và Phát triển
   Dùng thuốc khi trẻ sốt cao
 

Sốt là một trong những triệu chứng hay gặp ở trẻ em. Các cơn co giật do sốt cao có thể xảy ra vì vậy phải hạ sốt để giải quyết triệu chứng cùng với việc khám tổng thể để tìm nguyên nhân mà điều trị. Hạ sốt bao gồm các phương pháp vật lý và dùng thuốc.

Phương pháp vật lý

Trẻ nhỏ mà nhiệt độ cơ thể vượt quá 38,5oC thì để trẻ ở trần hoặc mặc quần áo mỏng sợi bông dễ thấm mồ hôi ở trong phòng có nhiệt độ 25oC và được tắm thường xuyên nước ấm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2oC hoặc liên tục lau trán và toàn thân trẻ bằng nước ấm đó. Ngoài ra, cần bù nước đầy đủ cho trẻ bằng orezon theo chỉ dẫn.

Phương pháp dùng thuốc

Có 3 loại thuốc được chỉ định để hạ sốt trẻ em là paracetamon, aspirin và ibuprofene.

Aspirin và ibuprofene là thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng hạ sốt, giảm đau, kháng viêm và chống kết tập tiểu cầu, liều để hạ sốt thấp hơn liều kháng viêm. Nhưng hai thuốc này có những trở ngại của thuốc kháng viêm không steroid như aspirin có độc tính trên đường tiêu hóa, gây ra nhiều biến đổi trong cơ chế đôngmáu và có thể gây dị ứng còn paracetamon là thuốc hạ sốt giảm đau nhưng không kháng viêm và được dung nạp tốt nhất: Nếu dùng paracetamon: 60mg/kg/ngày; aspirin: 25-30mg/kg/ngày; ibuprofene: 20-30mg/kg/ngày. Tất cả 3 loại trên đều chia 4 đến 6 lần thì hiệu quả hạ sốt ngang hàng nhau.

Trong Nhi khoa thường dùng paracetamon do được dung nạp tối ưu, nhưng cần chú ý nếu quá liều (do cho thuốc sai lầm hay do tai nạn uống nhầm) thì tai biến xảy ra có khả năng nặng với paracetamon (tiêu tế bào gan) hơn là aspirin và ibuprofen.

Trong thời gian trẻ bị bệnh nên dùng thuốc hạ sốt thường xuyên trong khoảng 24 giờ mỗi lần 6 đến 8 giờ 1 lần sẽ hạn chế được việc tăng giảm nhiệt độ. Việc dùng như vậy sẽ thích hợp hơn cho việc ngừa các cơn co giật hơn là chỉ dùng thuốc lúc có sốt, như vậy khó thực hiện được vào ban đêm và cũng không tránh được cơn tăng vọt nhiệt độ gây nên các cơ cơ giật.

Liều dùng của paracetamon cho một lần hạ sốt là từ 10mg - 20mg/kg, trung bình là 15mg/kg. Việc luân phiên lúc đầu hai thuốc hạ sốt là không hợp lý và có thể gây hại do các tác dụng phụ của hai thuốc được cộng hưởng gia tăng, lại cũng rất phiền phức cho người sử dụng. Chỉ nên trị liệu thất bại mới dùng thuốc thứ 2.

Với trẻ dưới 3 tuổi các cơn sốt được hạ bằng thuốc chia đến trong 24 giờ và phối hợp với các phương pháp vật lý, tắm dịu sốt khi có những cơn bộc phát nhiệt độ. Còn với trẻ em lớn hơn ít có nguy cơ bị biến chứng của sốt nên có thể dùng thuốc hạ sốt mỗi khi có cơn sốt.

 Theo BS. Phạm Thị Thục/http://www.suckhoedoisong.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Con tôi quá gầy… (26/8)
 Những câu hỏi và trả lời về sức khỏe của trẻ em (26/8)
 Nguy cơ với trẻ từ những đồ vật nhỏ xinh (26/8)
 Bệnh sâu răng do bú bình (26/8)
 Biến chứng nặng củabệnh tay - chân – miệng (26/8)
 Nhiều trẻ tàn phế suốt đời do phế cầu khuẩn (21/8)
 5 dấu hiệu hen suyễn ở bé (20/8)
 Bé có mảng hói trên đầu (19/8)
 Dấu hiệu nguy hiểm khi bé bị côn trùng cắn (19/8)
 Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng (19/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i