Sức khỏe và Phát triển
   Con tôi quá gầy…
 

Khi trẻ quá gầy, các bậc phụ huynh thường lo lắng và tự hòi rằng liệu con họ có tích lũy đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống hay không. Đây là một vài lời khuyên về cách thức mà các bậc phụ huynh có thể giúp những đứa con còi cọc của mình tăng thêm một vài kí lô.

Nếu bạn nghĩ con bạn đang tăng cân quá chậm hoặc quá còi cọc thì hãy đưa trẻ tới bác sĩ để kiểm tra. Những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe đôi khi có thể làm cho trẻ tăng cân chậm hoặc thậm chí là sụt cân.

Tuy nhiên, nếu như con bạn không có những mối lo ngại cơ bản về sức khỏe thì có lẽ tất cả những lí do làm cho trẻ gầy guộc như vậy là do biếng ăn. Và nếu như điều này là thật thì luôn có nhiều cách để bạn có thể tăng cường khả năng thèm ăn của trẻ. Làm cho trẻ ăn nhiều hơn hoặc chuyển sang chế độ ăn uống giàu chất calo nghĩa là một chế độ ăn uống có tổng số ca lo và chất béo nhiều hơn chế độ được khuyến nghị bình thường.

Cải thiện sự thèm ăn của trẻ

Việc ăn nhiều thức ăn khi thực sự đói có thể là một trở ngại lớn nhất đối với một đứa trẻ. Nếu con bạn chán ăn, thì những bí quyết sau có thể dụ trẻ ăn được nhiều hơn

• Cho dù bạn có lo lắng cho con mình cách mấy đi chăng nữa thì cũng đừng bao giờ ép buộc con bạn phải ăn; thay vào đó là hãy động viên trẻ. Bạn cũng đừng gây sức ép cho trẻ phải ăn nhiều hơn vì điều này có thể làm cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất là nên chia khẩu phần ăn của trẻ thành những phần nhỏ vì khẩu phần nhỏ có khuynh hướng làm cho trẻ dễ dàng chấp nhận hơn là những phần lớn.
• Thay vì cho trẻ ăn ba bữa ăn chính trong ngày, thử cho trẻ ăn ba bữa phụ thường xuyên với hai đến ba phần ăn dinh dưỡng.
• Đừng để con bạn tập trung vào điều gì mà làm cho trẻ quên ăn. Trẻ cần được ăn thường xuyên nếu bạn muốn chúng tăng cân.
• Tạo cho trẻ cơ hội được tập thể dục nhiều hơn. Tăng từ từ số bài học thể dục sẽ giúp trẻ tăng khả năng thèm ăn của mình. Hãy luôn ghi nhớ là cho dù thế nào đi nữa thì cũng không để trẻ tập thể dục nhiều quá hoặc trẻ có thể đốt cháy các calori dư thừa mà trẻ đang cố gắng tích lũy được.
• Chuẩn bị hoặc mua các loại thực phẩm mà trẻ thích ăn thường xuyên hơn. Chuẩn bị các món ăn ưa thích sẵn quanh chúng sẽ làm cho trẻ cảm thấy đói bụng nhanh hơn.
• Hãy làm cho các món ăn ngon hơn và hấp dẫn con bạn. Chế biến các món ăn theo cách mà trẻ thích, tuy nhiên điều này cũng gây khó khăn cho bạn. Ví dụ, cho trẻ uống ngũ cốc với nước sốt cà chua thay vì sữa.

Bổ sung thêm lượng calori vào bữa ăn của trẻ

Tuy nhiên, nếu việc cho trẻ ăn được xem như là quá khó khăn thì bạn có thể dùng các phương pháp khác để tăng lượng calori. Sau đây là một số đề nghị:

• Sử dụng các loại sản phẩm nguyên kem làm từ sữa, kem, vv... thay vì các loại sản phẩm ít béo, chứa chất giảm béo hoặc không có chất béo.
• Khi nói đến chế độ ăn, chọn chế độ ăn có hàm lượng calori cao chẳng hạn như nho khô và đậu là những thứ bổ sung vào các loại rau quả, trái cây, ngũ cốc. Hãy luôn nhớ là chuẩn bị các phần ăn vừa phải nhưng phải dồi dào lượng calori sao cho con bạn vẫn có được "khoảng trống" cho các bữa ăn chính của chúng.
• Bổ sung một chế độ thức uống giàu calo cho trẻ. Nó cũng sẽ bổ sung hương vị như các loại thuốc uống làm bằng sữa và gia vị và cung cấp những vitamin và khoáng chất bổ sung mà con bạn cần. Hãy luôn nhớ là mặc dù các loại chất này mang tính chất bổ sung nhưng không có nghĩa là nó đóng vai trò trong việc thay thế các bữa ăn, cho nên bạn sẽ không muốn con bạn uống quá nhiều nước ngọt và trở nên quá no khi đến giờ ăn.
• Cho trẻ ăn thêm bánh mì, mì ống và khoai tây. Những loại thực phẩm này chứa nhiều hợp chất carbohydrates và có rất nhiều tác dụng trong quá trình chuẩn bị. Bạn có thể dễ dàng biến những loại thực phẩm này thành những món ăn và phần ăn thú vị chỉ bằng cách thêm bơ, sốt mayonnaise, phô mai, kem chua, nuớc sốt, các loại soup kem,vv...
• Thêm vào đó là những món tráng miệng. Một vài món tráng miệng có hàm lượng calorie rất cao. Kem với các lớp rải phía trên, sữa khuấy hoặc một miếng bánh quy cũng là một cách tốt nhất để sử dụng cho bữa tráng miệng.

Cho dù bạn có làm như thế nào đi chăng nữa, thì đừng bao giờ cho trẻ ăn những "thức ăn nhanh" vì những thói quen ăn uống sẽ sớm ăn sâu vào tư tưởng của trẻ trong cuộc sống hàng ngày và có thể rất khó để thay đổi thói quen đó một khi nó đã được hình thành. Bằng mọi cách có thể, hãy duy trì các bữa ăn và khẩu phần ăn của trẻ được đầy đủ.

Bạn cũng nên lưu ý là trẻ đang được áp dụng một chế độ ăn uống đặc biệt phải được theo dõi liên tục. Vì vậy, nên thường xuyên kiểm tra trọng lượng của trẻ. Thông thường một tuần một lần là đủ và ngay khi chúng đạt đến trọng lượng như mong muốn mà có thể xếp vào mức độ bình thường thì hãy tạm ngưng chế độ ăn giàu hàm lượng calori này và chuyển sang một chế độ ăn khác có lợi cho sức khỏe hơn.

Đình Quang mamnon.com
Theo Singapore's Child

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những câu hỏi và trả lời về sức khỏe của trẻ em (26/8)
 Nguy cơ với trẻ từ những đồ vật nhỏ xinh (26/8)
 Bệnh sâu răng do bú bình (26/8)
 Biến chứng nặng củabệnh tay - chân – miệng (26/8)
 Nhiều trẻ tàn phế suốt đời do phế cầu khuẩn (21/8)
 5 dấu hiệu hen suyễn ở bé (20/8)
 Bé có mảng hói trên đầu (19/8)
 Dấu hiệu nguy hiểm khi bé bị côn trùng cắn (19/8)
 Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng (19/8)
 Sữa tắm tạo bọt có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ (18/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i