Sức khoẻ
   Làm gì khi bé ngã
 

Khi bé chập chững tìm hiểu thế giới xung quanh, vấp ngã là chuyện rất bình thường. Nhưng làm thế nào để tránh được những hậu quả nghiêm trọng?

Những điều cần lưu ý
Khi bé bị va đập ở đầu, những biểu hiện nhẹ thường thấy được ngay lập tức hoặc trong vòng một giờ đồng hồ, nhưng biến chứng nặng nề hơn có thể chỉ xuất hiện sau một hoặc vài ngày. Bởi vậy cần theo dõi thật kỹ tình trạng sức khoẻ của bé sau 1, 3, 12 và 24 giờ đồng hồ sau khi xẩy ra sự cố. Đối với các em từ một tuổi rưỡi trở lên, cứ sau hai ba tiếng đồng hồ bạn cần đánh thức con và hỏi con những câu hỏi đơn giản để kiểm tra độ tỉnh táo đầu óc của bé.

Trẻ sơ sinh: hay bị những chấn thương ở đầu, do đặc điểm cấu tạo sinh lý ở tuổi này (đầu bé nặng hơn các phần còn lại của cơ thể và luôn phải "đỡ đòn" mỗi khi bé ngã. Khi bé lớn hơn một chút và tỉ lệ giữa các bộ phận tương đối cân bằng, thì bản thân việc bé hua hoắng chân tay cả ngày cũng lại làm tăng nguy cơ bị ngã và bị chấn thương ở vùng khác như gẫy tay, gẫy chân, chảy máu, bầm tím, xước xát.

Trẻ từ 3-5 tháng tuổi: đây là một giai đoạn rất đang lo. Bé học lẫy và có thể xoay chuyển người rất nhanh nên bố mẹ sơ ý dù chỉ một chút là hậu quả có thể không lường được. Nếu bé bị ngã từ trên giường xuống, kể cả ở độ cao chỉ 40-50 cm, vẫn có nguy cơ bị chấn thương sọ não hay nứt xương sọ. Chấn thương các cơ quan khác như gẫy tay, gẫy chân ở tuổi này thường là hiện tượng hiếm gặp.

Trẻ gần một tuổi: Đây là lúc bé học cách tự vận động một mình, và vì thế phải rất thận trọng để tránh nguy cơ vấp ngã. Nhiệm vụ của các bậc cha mẹ là không cấm đoán con hoạt động, nhưng đồng thời bao giờ cũng sẵn sàng đưa tay đỡ trẻ để đề phòng bé trượt ngã. Cần làm mẫu cho con thấy cách trượt từ đi văng xuống sàn, bước xuống bậc thang hay cách chơi ngoài sân. Ở tầm tuổi này nguy hiểm là khi trẻ ngã từ độ cao bằng chính chiều cao của trẻ tức là tầm 80-100 cm.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Lúc này trẻ đã đứng vững, chạy nhanh và rất thích chơi ngoài sân chơi với bạn. Các bé đã biết thêm những trò như đu quay, trượt máng, leo lên xà, cầu thang. Nguy cơ bị ngã có thể xảy ra ở độ cao từ 2-3 mét, nơi các cô cậu tí hon hăng hái trèo lên trèo xuống, và không chỉ là vết thâm tím, bầm dập mà là khả năng bị ngã gẫy xương tay, chân hay bị chấn động tới các cơ quan nội tạng.

Cần làm gì ngay trong vòng 10 phút sau khi bé ngã?
Đừng bi quan nghĩ rằng con bạn bây giờ sẽ thành tàn tật cả đời.

Nhưng cũng không được chủ quan tặc lưỡi "có gì đâu, trẻ con ngã là chuyện bình thường".

Tỉnh táo đánh giá tình trạng sức khoẻ của trẻ: có dấu hiệu bầm tím ở trên da hay không? Bé có biểu hiện gì đó bất thường không?

Gọi điện cho bác sĩ hoặc đưa bé đi khám để có những chỉ định cần thiết như chụp X-quang xem có vết gẫy hay tổn thương bên trong không?

Khi nào cần gọi cấp cứu?
Da bé có biểu hiện nhợt nhạt, tính tình thay đổi: uể oải, lờ đờ hơn bình thường hoặc ngược lại phấn khích và xúc động quá mức, khóc quấy, không chịu ăn rồi ngủ thiếp đi rất nhanh. Đây thường là những biểu hiện chính của tình trạng chấn thương sọ não.

Nôn cũng là một biểu hiện của tình trạng chấn thương sọ não, nhưng với trẻ nhỏ hơn một tuổi triệu chứng này có thể không xuất hiện hoặc xuất hiện sau khi ngã một khoảng thời gian nào đó chứ không thể hiện ngay.

Ngất, co giật, mũi bị chảy máu hoặc ra chất dịch không màu.

Nếu bé bị ngã ngửa hoặc ngã nghiêng, khả năng chấn thương sọ não là rất cao.

Con ngươi của hai mắt bé có kích thước khác nhau.

Làm gì khi bé chỉ bị bươu đầu sau khi ngã?
Vẫn cần đưa bé tới gặp bác sĩ vào ngày hôm sau. Đôi khi những chấn thương nguy hiểm ở các bé 1-2 tuổi rất khó phát hiện. Có trường hợp mẹ thấy con bị bươu đầu, mang tới bác sĩ khám mới vỡ lẽ ra rằng vài hôm trước đó bé bị gẫy xương sọ, mặc dù trong suốt thời gian đó bé không có biểu hiện gì khác thường.

Các loại chấn thương ở trẻ
Gẫy xương: Thường là xương tay hoặc xương chân, đôi khi xương quai xanh (trường hợp này hiếm gặp). Ở vùng xương gẫy trẻ sẽ thấy đau, sưng tấy, bầm tím, chân hoặc tay tê cứng và đôi khi biến dạng. Cần bó cứng vùng bị gẫy và đưa trẻ tới bệnh viện. Nếu trẻ có các biểu hiện như chóng mặt, da nhợt nhạt, lạnh và toát mồ hôi, hơi thở gấp gáp, thì cần gọi cấp cứu ngay, vì đó là biểu hiện trẻ bị sốc, và thậm chí có thể bị chảy máu trong.

Trật khớp: Phần khuỷu tay khuỷu chân ở trẻ còn chưa đủ chắc chắn, bởi thế hiện tượng trật khớp là thường gặp khi trẻ bị ngã. Biểu hiện: đau nhói ở vùng khớp, tay hoặc chân không cử động được, khớp bị sưng tấy hoặc bị biến dạng. Chân hoặc tay bị trật khớp trông sẽ có vẻ ngắn hơn so với chân (tay) khoẻ mạnh. Không bao giờ được tự động nắn khớp cho con. Chỉ nên bó cứng vùng đó lại và đưa trẻ tới bệnh viện. Nếu trẻ quá đau và chỗ sai khớp bị bầm tím, có thể chườm lạnh lên vùng đó hoặc cho trẻ uống thuốc giảm đau.

Các vết thương và xây xát: Có thể dùng nước ôxy già để rửa vết thương đang há miệng rồi băng lại. Để giảm đau và đỡ sưng tấy, nên chườm đá lên chỗ đau. Những chấn thương loại này không nguy hiểm và sẽ lành lặn sau vài ngày.

Những biện pháp đề phòng trẻ ngã
Khó mà đoán trước được những tình huống khi con bạn có nguy cơ bị ngã. Song bạn nên nhớ rằng những cú vấp ngã của trẻ con dưới ba tuổi đa phần thường xảy ra do lỗi của người lớn.

Không để trẻ nhỏ vượt khỏi "tầm quan sát" của người lớn, đặc biệt không để trẻ ngủ, chơi một mình trên đi văng, ghế cao.

Chọn mua loại giường cho trẻ có thể điều chỉnh độ cao của thành giường để luôn đảm bảo độ an toàn cho bé.

Chú ý không cho bé tới gần bậu cửa sổ và tự động mở cánh cửa ra được.

Giày ở nhà của bé phải là loại có đế cao su, không bị trơn.

Theo Tin Tức

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ sốt cao mỗi khi 'trở trời' (20/4)
 Cần quan tâm đến thiếu máu do giun móc ở trẻ mẫu giáo (17/4)
 8 cách để bé luôn vui cười (17/4)
 Môi trường sống là nhân tố khiến trẻ bị béo phì (17/4)
 Phòng bệnh sâu răng ở trẻ (16/4)
 Không nên lạm dụng thuốc nhỏ mũi (16/4)
 Dinh dưỡng và táo bón (16/4)
 Tắm nắng có thể làm bé bị dị ứng (15/4)
 Vitamin và sự phát triển não bộ của bé (15/4)
 Đặc điểm phát triển của bé lên 3 (15/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i