Giáo dục trẻ
   Giúp trẻ mẫu giáo học thông qua những tấm gương và ví dụ
 

Trước tuổi đến trường là một quãng thời gian đặc biệt của cuộc đời mỗi người, khi trẻ có thể học tập mọi lúc, đặc biệt từ những thứ xung quanh chúng trong cuộc sống. Một trong những cách thức trẻ học là thông qua các ví dụ.

Khi con bạn đang trong độ tuổi chuẩn bị đến trường, mọi lúc mọi nơi, chúng đều có thể học hỏi bằng cách lắng nghe những cuộc hội thoại diễn ra trong và ngoài ngôi nhà của mình, khi bạn cùng bé đi ra ngoài, và cả những lúc khác. Chúng sẽ đón nhận, bắt chước hành vi cư xử của bạn, cách bạn hành động, phản ứng lại với một số việc nhất định. Yếu tố của cuộc nói chuyện của bạn và các hành vi ứng xử sẽ được ghi nhớ, được lưu lại trong trí nhớ trẻ (mặc dù đôi khi có khi những cách thức và hành vi của bạn không phải hoàn hảo), và đó là một cơ hội tốt chúng có thể bắt chước, sao chép, hoặc sử dụng các kinh nghiệm đó vào trong việc đóng vai hoặc diễn kịch.

Thực tế, trẻ em mẫu giáo học thông qua cách noi gương; vì vậy, các bậc phụ huynh hãy luôn sẵn sàng, cảnh giác, mặc dù điều này dễ bị quên theo thời gian. Thỉnh thoảng cha mẹ sử dụng ngôn ngữ vội vã không lựa chọn có thể trẻ tình cờ nghe thấy - bản chất vốn là những người hào hứng học tập, ham thích khám phá sự thú vị của ngôn từ - nên bé có khả năng bất ngờ sử dụng những từ này trong các trường hợp bạn ít mong đợi nhất.
Nhưng ngoài việc phải cẩn trọng trong sử dụng ngôn từ, có nhiều cách tích cực mà bạn có thể giúp trẻ học thông qua noi gương. Trên thực tế, bạn có thể giúp trẻ sắp xếp một số lượng lớn các kỹ năng, kiến thức, từ tình cảm cho tới các tình huống xã hội, như: làm cách nào để giao tiếp với những người khác, làm thế nào để điều khiển được cảm xúc, để thực hành các kỹ năng giao tiếp, cách xử trí những việc, những tình huống nhất định.

Học các kỹ năng xã hội qua việc noi gương.

Trẻ em mẫu giáo có thể học về những kỹ năng xã hội và cách thể hiện tình cảm cần cho cuộc sống thông qua việc noi gương. Trẻ em vốn tự nhiên đã thích quan sát và tinh ý thu nhận được cách bạn (cũng như các bậc cha mẹ khác, những người lớn khác) giao tiếp trao đổi với mọi người - gia đình, bạn bè, người phục vụ trong các quầy hàng... thậm chí cả những người xa lạ. Mỗi một ngày mới, khi được tham gia cùng bạn, bé sẽ thu nhận rất nhanh các cách giao tiếp, cách tương tác của bạn, và chúng sẽ có những ý tưởng tốt về nên làm gì trong các tình huống cụ thể.

Bạn có thể thêm vào cho trẻ những kiến thức bằng cách trao đổi với trẻ về những hành vi và cách thức khác nhau để cư xử phù hợp trong từng hoàn cảnh. Chẳng hạn: Trong khu vui chơi, sẽ tốt nếu trẻ tích cực chạy quanh sân và thoải mái, tự nhiên, ồn ào, nhưng cùng lúc trẻ phải học cách chia sẻ sân chơi và các đồ chơi, trang thiết bị cùng các bạn; nhưng khi bé ở trong thư viện và đang xem một cuốn sách, lẽ tự nhiên không thích hợp để chạy xung quanh và làm ồn, vì vậy chúng nên học cách ngồi yên lặng, đọc sách, và bản thân bé cũng nhận thức được rằng mọi người xung quanh cũng đang làm những việc tương tự như thế.

Giống như các tình huống xã hội bên ngoài gia đình, các tình huống then chốt bên trong ngôi nhà cũng cần phải được quan tâm và dạy cho bé. Một ví dụ tốt như: ăn trong bữa cơm cùng cả gia đình, nơi mọi người cùng ngồi ở bàn ăn, bạn có thể muốn dạy con bạn, bạn hãy làm gương cho bé, hãy tỏ ra lịch sự, khi kết thúc bữa: đặt đũa lên bàn gọn gàng, hay lịch sự đợi mọi người ăn xong mới rời khỏi bàn.

Bạn càng dạy bé nhiều về những tình huống xã hội khác nhau, và các hành vi ứng xử phù hợp cho nhiều tình huống, bé càng thành thạo khi tự mình xử lý các tình huống tương tự, hoặc sáng tạo cách cư xử linh hoạt giải quyết những tình huống khác.

Học tập các kỹ năng biểu hiện cảm xúc qua việc noi gương

Trẻ em đồng thời cũng học về cảm xúc, các kỹ năng thể hiện cảm xúc qua việc noi gương. Chúng học thông qua các tình huống và các cơ hội đặc biệt khi bạn đang vui hay buồn, tức giận hay chán nản, bạn có thể giúp trẻ hiểu điều gì đang xảy ra bằng cách thể hiện cảm xúc của mình sinh động, chính đáng. Trẻ nên được dạy rằng thể hiện cảm xúc một cách nhất định trong các trường hợp nhất định là hoàn toàn đúng, như: khóc nếu có ai đó mất, hoặc cười nếu mình đang vui vẻ. Điều này sẽ giúp chúng điều khiển được cảm xúc của chính mình một cách tốt hơn.
Học tập kỹ năng thực hành qua việc noi gương.

Trẻ em cũng có thể học được nhiều kỹ năng thực hành thông qua việc noi gương. Chúng sẽ vô cùng vui vẻ làm theo những gì mà cả bố và mẹ, hoặc anh chị em ruột của chúng làm, và chúng sẽ háo hức thực hành bất cứ điều gì mới mà chúng học được. Điều này có thể là bất cứ lĩnh vực, hành động gì, từ học tập, việc phải nhặt rác bỏ vào thùng, tới sử dụng bình nước, tưới cây trong vườn, hay gieo hạt giống. Thậm chí là cả những hoạt động mà bạn cho là nhàm chán, nhưng khi trẻ học theo, được trải nghiệm và thực hành, đó lại là một kinh nghiệm quý giá với bé.

Ngọc Mai mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Xây dựng mối quan hệ với giáo viên (25/3)
 Trẻ suýt chết do không được dạy về kỹ năng sống (25/3)
 Dạy trẻ học qua các hoạt động giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà (24/3)
 Phát triển kỹ năng tưởng tượng cho trẻ (24/3)
 Bộ dụng cụ của nhà phát minh (24/3)
 Trẻ em và những nhu cầu đặc biệt (20/3)
 Dạy con bằng tình yêu thương (20/3)
 Những lo lắng khi bé học nói (20/3)
 5 điều 'khó xử' khi dạy bé (18/3)
 Bé tuổi mẫu giáo nên học những gì? (17/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i