Giáo dục trẻ
   Phát triển kỹ năng tưởng tượng cho trẻ
 

Có rất nhiều kỹ năng mà một đứa trẻ phải học như một phần trong chương trình giáo dục sớm của chúng, và một trong số những kỹ năng này là phát triển trí tưởng tượng.

Kỹ năng tưởng tượng tốt có thể tạo ra những điều khác biệt trong cuộc sống, bất cứ ở lứa tuổi nào. Với trẻ, kỹ năng tưởng tượng có thể giúp trẻ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là học tập phong phú, ví dụ như tưởng tượng ra những nhân vật khi chúng đọc sách hay sáng tác những câu chuyện của riêng mình, làm sống động lại những kinh nghiệm mà trẻ từng trải qua vào các trò chơi. Ngay cả với người lớn, trí tưởng tượng phong phú cũng có lợi, giúp họ khuây khỏa, giảm bớt buồn chán, tăng sự thích thú những khi đọc tiểu thuyết, xem kịch hay phim.

Trên thực tế, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em có trí tưởng tượng rất năng động, và chúng sử dụng trí tưởng tượng tốt vào các hoạt động sau:

Chơi tốt hơn với các bạn.

Thực hiện tốt các trò chơi và bài tập, hoạt động tại trường mầm non.
Có thể kiểm soát sự tức giận và các cảm xúc khác tốt hơn.
Vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Vui vẻ và bằng lòng với bản thân khi chơi, học.

Đây là những lý do chủ chốt tại sao giúp trẻ phát triển kỹ năng tưởng tượng lại là một ý tưởng hay. Mặc dù những đứa trẻ mới biết đi thường tò mò một cách tự nhiên, và có những kỹ năng tưởng tượng cơ bản, nhưng bạn càng mài giũa những kỹ năng này thì càng tốt cho trẻ về sau. Dưới đây là những cách làm:

Ham thích đọc sách.

Đọc và phát triển lòng ham muốn yêu thích sách lâu dài, bền vững là một trong những cách tự nhiên tốt nhất giúp đặt nền móng cơ bản cho khả năng tưởng tượng của trẻ. Những quyển sách tranh, ảnh là loại sách tuyệt vời, phù hợp cho trẻ trong giai đoạn đầu làm quen với kỹ năng đọc, giúp chúng cả kỹ năng ngôn ngữ, phát triển vốn từ vựng và kỹ năng đọc sách, đồng thời tốt cho việc phát triển trí tưởng tượng ở trẻ em. Khi trẻ lần đầu tiên phát hiện ra niềm hứng thú với sách, hãy chọn những quyển sách có tranh ảnh, nhiều màu sắc, vui nhộn, và có thể tương tác cho trẻ.

Sử dụng các dịch vụ tại thư viện cộng đồng địa phương để giới thiệu với con bạn hàng loạt các loại sách khác nhau, và khám phá một loạt những chủ đề phong phú đa dạng. Bạn đang có khả năng giúp trẻ sớm hình thành sự ưa thích, giúp trẻ muốn được nghe và đòi nghe đi nghe lại.

Sáng tác những câu chuyện

Cũng tốt như việc đọc sách, việc sáng tạo thêm những câu chuyện và lôi kéo bé tham gia vào cũng có tác dụng tốt để phát triển trí tưởng tượng cho bé.

Lấy ví dụ, trẻ có thể đặt ra nhữg nhân vật cho bạn để câu chuyện diễn ra xung quanh các nhân vật đó, chọn bối cảnh cho câu chuyện hoặc gợi ý những tình tiết có thể xảy ra tiếp theo. Câu chuyện càng buồn cười và sự nỗ lực cố gắng của bạn đặt vào câu chuyện đó càng nhiều thì càng tốt, vì vậy, hãy lấy giọng hài hước, những tình huống bất ngờ, đặc biệt diễn ra sẽ khiến trẻ ghi nhớ, dễ tưởng tượng.

Tham gia những vở kịch phong phú, đậm chất tưởng tượng.

Các vở kịch là một trong những điều mà trẻ thích thú nhất, nhưng bạn có thể làm nổi bật lên kinh nghiệm trong các vở kịch của trẻ bằng cách làm tất cả những gì bạn có thể để khuyến khích trí tưởng tượng và vào vai kịch cùng trẻ

Diễn kịch trong những tình huống khác nhau sẽ có tác dụng lớn, như là một vở kịch sinh động, trẻ được đóng vai trở thành một phù thủy, yêu tinh, vua, hoàng hậu, anh hùng, các tay đua ô tô... Bạn có thể thêm vào yếu tố của vở kịch bằng cách cung cấp những đồ biểu diễn đa dạng bắt mắt để truyền cảm hứng cho trẻ. Một trang phục ưa thích khó quên là quần áo với những bộ váy (có cả cỡ cho trẻ và người lớn), hay thậm chí những thứ đơn giản như các hộp rỗng, trẻ có thể sáng tạo ra những ngôi nhà lụp xụp giả vờ, hoặc một thế giới đầy bí ẩn.

Để giúp trẻ phát triển sự tưởng tượng, các trò chơi giúp chúng giải quyết những vấn đề xã hội, tình cảm xảy ra trong cuộc sống của trẻ, và chúng có thể vận dụng những câu nói phù hợp tình huống mà chúng có thể đã thấy ở trong cuộc sống hằng ngày (dù có thể có những câu nói trẻ chưa hiểu hoặc chưa hiểu hết ý nghĩa). Những em bé mới biết đi thường thích được đóng vai giống như chính chúng ngoài đời, nhưng khi trẻ lớn hơn một chút, phát triển hơn, chúng sẽ đạt được khả năng chơi với địa vị những người khác nhau và đạt được nhiều kỹ năng khác bằng cách học tập chia sẻ, chơi chung, trên tinh thần hợp tác cùng nhau.

Những trò chơi đóng vai trò lớn trong cuộc sống của trẻ, và bạn có thể chắc chắn rằng nếu trẻ chơi một cách sáng tạo và kết hợp nhiều sự tưởng tượng, giả vờ trong các trò chơi đóng vai, cũng như trong khi đọc sách. Sau đó những kỹ năng tưởng tượng sẽ được phát triển và phong phú hơn theo thời gian.

Ngọc Mai mamnon.com 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bộ dụng cụ của nhà phát minh (24/3)
 Trẻ em và những nhu cầu đặc biệt (20/3)
 Dạy con bằng tình yêu thương (20/3)
 Những lo lắng khi bé học nói (20/3)
 5 điều 'khó xử' khi dạy bé (18/3)
 Bé tuổi mẫu giáo nên học những gì? (17/3)
 Ngăn nắp là việc mẹ nên khuyến khích bé (13/3)
 Cho trẻ đi học muộn: Con dao hai lưỡi (13/3)
 Học tập cùng bé (11/3)
 Nguyên tắc truyền thông với trẻ (11/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i