Tâm lý
   Tính tự chủ ở trẻ nhỏ
 

Một số phụ huynh thắc mắc về tính tự chủ của con. Dưới đây là một số câu hỏi và giải đáp.

Tính tự chủ có phải là điều tốt ở trẻ và trẻ nhỏ không?
Có - nhưng đừng thái quá. Một trẻ có ít tính tự chủ có thể hành hạ người lớn bằng hành vi đòi hỏi, bốc đồng. Tính tự chủ cao quá có thể che giấu tính tự ý và sáng tạo của trẻ nhỏ. Nhưng tính tự chủ phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp phát triển tình cảm và ý thức xã hội của bé sau này.

Tính tự chủ - hoặc không có tính tự chủ - biểu hiện như thế nào ở các lứa tuổi khác nhau?

Tuyết, bé gái 11 tháng tuổi, đang đưa tay lấy đồ vật. Bé đang thực hành kỹ năng tự chủ nhưng lại cảm thấy do dự khi nghe mẹ nói "không" hoặc "đừng đụng vào".

Mai, cũng là một bé gái 11 tháng tuổi, biểu lộ mất tính tự chủ khi bé cầm những đồ vật trên bàn sau khi mẹ bảo không được làm thế.

Tuấn, một bé trai 26 tháng tuổi, có thể chờ với sự kiên nhẫn và bình tĩnh sau khi bố nói "chờ đấy". Bé đã đạt được kỹ năng tự chủ quan trọng, ít nhất là trong tình huống này.

Và khi Cường, cũng là một bé trai 26 tháng tuổi, tức giận bởi vì mẹ đã không mua cho bé một thanh kẹo, khi đó bé đã không thể kiểm soát được hành vi của mình.

Hoàn toàn không. Nhưng bạn cũng đừng mong đợi con của bạn luôn luôn có tính tự chủ trong mọi tình huống. Bạn chỉ có thể mong con của mình phát triển khả năng tự chủ lúc bốc đồng và không đòi hỏi thỏa mãn yêu cầu ngay.

Tôi có thể giúp con tôi phát triển tính tự chủ như thế nào?
Không có gì bảo đảm rằng con của bạn sẽ phát triển tính tự chủ, nhưng sau đây là một số cách bạn có thể giúp đỡ bé.

Trước tiên: Phải kiên định
Mẹ của Tuấn Anh kiên định đề ra một quy tắc trong gia đình là bé không được phép giật đồ chơi của đứa trẻ khác. Tuấn Anh biết trước rằng lấy đồ chơi của anh là không được, và đồ chơi sẽ được trả lại cho anh của bé.

Thảo biết rằng cha của bé có thể thay đổi quyết định đối với đồ chơi mà Thảo muốn. Cha đã nói rằng Thảo không thể có đồ chơi đó, nhưng Thảo biết rằng chỉ cần la khóc và chống đối một chút là bé có được những gì mà bé muốn.

Thứ hai: Chỉ có một vài quy tắc thôi. Bắt bé tuân theo một vài quy tắc một cách kiên định và công bằng thì tốt hơn là có nhiều quy tắc nhưng không được áp dụng thường xuyên.

Có một vài quy tắc quan trọng khiến Minh, một bé trai 30 tháng tuổi, chú tâm học những quy tắc quan trọng nhất. Khi bé tuân thủ theo quy tắc này thì cha mẹ cậu có nhiều dịp khen ngợi và ôm bé nhiều hơn.

Ở nhà hàng xóm, có bé trai Kiệt, cũng 30 tháng tuổi. Nhà bé có quá nhiều quy tắc phải tuân thủ đến nỗi bé quên chúng dễ dàng. Kết quả là cha mẹ bé thường phải la mắng và phê phán hành vi của bé. Cuối cùng, bé nghiệm ra rằng né tránh những quy tắc - và không sống theo những quy tắc đó - thì dễ hơn là tuân thủ chúng. Bé thấy rằng đừng để bị bắt quả tang là chìa khóa đem đến thành công.

Kiểm soát nội tâm là gì? Tại sao nó lại quan trọng?
Trước tiên, con của bạn sẽ lệ thuộc vào lý do ngoại lai - khen ngợi hoặc trừng phạt - để kiểm soát hành vi của mình. Bằng cách kiên định và khen ngợi khi bé tuân theo quy tắc, bạn sẽ giúp bé dựa vào những lý do nội tâm của tính tự chủ, chẳng hạn sự tự thỏa mãn hoặc ý thức về sức mạnh bản thân.

Những tiêu chuẩn nội tâm này giúp đặt nền móng cho tính tự chủ hiệu quả khi bé trưởng thành.

Hương, một cậu bé 33 tháng tuổi, cố cư xử đúng bởi vì cậu muốn cha mẹ cậu hài lòng hoặc sợ làm họ phật ý. Hành vi của cậu là hoàn hảo khi có mặt của cha mẹ cậu. Cậu tinh nghịch và bộc phát hơn khi cậu biết cha mẹ cậu không có mặt để thưởng hoặc phạt đối với hành vi của mình.

Tôi có thể giúp đỡ con tôi muốn cư xử có trách nhiệm trong tương lai như thế nào?

Một lần nữa, bạn chỉ nên định ra ít quy tắc thôi và buộc phải tuân theo một cách kiên định. Nếu bạn cảm thấy mình la mắng hoặc phê phán bé quá nhiều, thì có thể bạn đã có quá nhiều quy tắc. Hoặc có thể những quy tắc này đòi hỏi nhiều tính tự chủ hơn so với lứa tuổi của con bạn vào thời gian này.

Nhận xét theo cách tích cực khi con của bạn cố thực hành tính tự chủ. Thấu hiểu những nỗ lực của bé ngay cả khi không phải lúc nào bé cũng thành công.

Nếu bạn phải chỉ trích, thì chỉ nên chỉ trích hành vi của bé mà thôi. Hãy nói: "Mậu, trẻ con sinh ra không phải là để đánh nhau" chứ không nên nói: "Mậu, con là đứa trẻ hư vì đã đánh chị". Hoặc nên nói: "Xuân, thức ăn là để ăn chứ không phải để ném" chứ không nên nói, "Xuân, chỉ có đứa con gái hư mới làm lãng phí thức ăn như thế".

Theo BS.Phạm Ngọc Thanh (web site bệnh viện Nhi Đồng 1)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


muathu_chobe

Tính tự chủ
Ngày gửi: 2/22/2009 10:21:52 AM

Để trẻ có hành vi tự chủ thì chính bản thân những người làm cha làm mẹ cũng phải cẩn thận trong lời nói hàng ngày của mình đối với trẻ, nên nói theo lối khuyến khích trẻ chứ không phải áp đặt trẻ.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chuẩn bị cho bé nhút nhát đi mẫu giáo (19/2)
 Khuyến khích bé đặt câu hỏi (19/2)
 Từ điển từ A đến Z về việc kiểm soát khi trẻ mới biết đi. (19/2)
 Giúp trẻ xác định đúng giới tính (18/2)
 Cha mẹ thường kỳ vọng quá nhiều vào con đầu (18/2)
 Muốn con thông minh, hãy cho chúng chơi cờ vua (18/2)
 Tăng kỹ năng hội họa cho bé (17/2)
 Trẻ thích vận động sẽ thông minh và sáng tạo hơn (17/2)
 Xây dựng lòng tự tin cho trẻ (17/2)
 Trị trẻ không vâng lời (17/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i