Dinh dưỡng
   Cha mẹ mắc nhiều sai lầm trong việc cho trẻ ăn uống
 

Trong khi điều kiện nuôi dưỡng trẻ đã tốt hơn rất nhiều, các bà mẹ có nhiều kiến thức dinh dưỡng hơn so với trước đây thì tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn lại có chiều hướng gia tăng.

Theo Hội Nhi khoa VN, tỉ lệ trẻ biếng ăn ở VN đang tăng khoảng từ 20%-45%, nguyên nhân chính là do các bà mẹ cho con ăn uống chưa đúng cách.

Bé Cường (Gia Lâm, Hà Nội), tên thường gọi ở nhà là Bin, năm nay đã lên 4 nhưng nhỏ hơn nhiều so với trẻ cùng tuổi do biếng ăn. Những người trong xóm đã quá quen với cảnh suốt ngày cô giúp việc lẽo đẽo bê bát cháo chạy theo để dỗ dành Bin. Cho bé Bin ăn quả là công việc khó khăn, nhiều khi cả bố mẹ và chị gái Bin cũng được huy động để giở mọi chiêu từ dỗ dành, quát mắng, dọa nạt đến "bóp mồm" ép ăn. Và thường phải mất từ 1-2 giờ mới đút hết được cho cu cậu bát cháo.

Bữa ăn thành... "cuộc chiến"
Trong khi điều kiện nuôi dưỡng trẻ đã tốt hơn rất nhiều, các bà mẹ có nhiều kiến thức dinh dưỡng hơn so với trước đây thì tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn lại có chiều hướng gia tăng. Tại Trung tâm Khám Tư vấn Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng), mỗi ngày có khoảng 150 - 200 trẻ tới khám, phần lớn là trẻ biếng ăn, kèm theo các triệu chứng suy dinh dưỡng, còi xương, rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp...

Theo PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, tuy chưa có thống kê cụ thể về đối tượng trẻ biếng ăn, nhưng tỉ lệ này đang có biểu hiện gia tăng ở số trẻ tới khám và tư vấn dinh dưỡng. Có khoảng 5% trẻ em ngay khi sinh ra đã lười bú, nhưng đến 2-3 tuổi, tỉ lệ trẻ biếng ăn lại tăng lên tới 30%-40%. Điều này đã phần nào cho thấy nguyên nhân gây biếng ăn thường ít do tự thân trẻ, mà có thể do lỗi của người lớn.

"Nhiều khi, vì có điều kiện vật chất tốt hơn, các bà mẹ chăm chút con nhiều quá, ép trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, phải ăn đủ số lượng quy định... lại phản khoa học"- bà Lâm cho biết. Bởi ngoài nguyên nhân bệnh lý, chất lượng khẩu phần ăn không hợp lý, thì việc ép trẻ ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh "biếng ăn tâm lý". Do đó, ở nhiều gia đình bữa ăn trở thành "cuộc chiến" giữa cha mẹ và con trẻ. Thậm chí, đứa trẻ còn cảm nhận một không khí căng thẳng giữa những người thân khi trẻ ăn thừa vài muỗng bột hay vài chục ml sữa. Có trẻ còn bộc lộ rõ sự lo sợ, cảnh giác vì cha mẹ hay cho thuốc vào thức ăn nên ăn uống rất dè chừng!

Nhiều sai lầm trong việc cho trẻ ăn uống
PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết ông từng nghe khá nhiều lời phàn nàn của phụ huynh về tình trạng con biếng ăn. Khi được hỏi thì biết được công thức của các bà mẹ thường là cho tất cả các loại rau củ quả, gạo, thịt nạc, tôm, cá... vào máy xay sinh tố thành một loại thập cẩm rồi nấu lên cho trẻ ăn. Ngay cả các bà mẹ khi nếm thử cũng thừa nhận là loại cháo, bột tổng hợp này rất... khó ăn. Không ít bà mẹ luôn có tâm lý sợ con ăn thiếu chất nên thường cố gắng đưa nhiều loại thực phẩm vào một bữa ăn cho trẻ nhưng chỉ lọc lấy nước, bỏ bã dẫn đến trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng.

TS Dũng cảnh báo, cách chế biến thức ăn này không những làm trẻ dần chán ăn, không nhận biết được mùi vị từng loại thức ăn, mà còn khiến trẻ chỉ biết nuốt thức ăn, không có phản xạ nhai.

Theo PGS-TS Nguyễn Công Khanh, Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa VN, nhiều cha mẹ quan niệm cho trẻ ăn đồ ăn đặc như người lớn khi ăn dặm sẽ giúp trẻ "cứng cáp" nhưng phương pháp này là phản khoa học. Bởi với trẻ 4-5 tháng tuổi, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, do đó nếu bắt trẻ phải ăn đặc quá, ăn nhiều chất đạm sẽ không tốt cho quá trình tiêu hóa của trẻ. Chỉ khi trẻ hơn 2-3 tuổi, đủ răng mới có thể nhai cơm và thức ăn tốt. Việc cho con ăn không đúng cách đang làm tăng nhanh tỉ lệ biếng ăn ở trẻ.

Theo NLĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Thật khó để xác định.
Ngày gửi: 1/11/2009 4:17:41 PM

Đúng là thật khó để xác định thế nào là cho ăn đúng và thế nào là cho ăn không đúng? Tôi cho 2 con sinh đôi ăn cùng một chê độ, khẩu phần nhưng một cháu thì béo phì còn một cháu lại phát triển bình thường. Ở đây tôi nghĩ một phần cũng do khả năng hấp thu của từng cháu khác nhau.


guest
Nên cho bé ăn ngồi khi nào?
Ngày gửi: 3/31/2009 3:26:47 PM


Tôi có cháu được hơn 6 tháng tuổi, tôi đang tập ăn dặm cho cháu. Khi nào thì cháu có thể ngồi để nuốt được thức ăn, vì cháu chưa nuốt được, tôi phải cho cháu nằm để đút thức ăn rồi thức ăn tự chạy xuống cổ. Tôi rất băn khoăn không biết đến khi nào cháu mới có thể tự ngồi để tự nuốt thức ăn và khi nào tôi mới có thể cho cháu ăn thức ăn thô?
Lúc nhỏ thỉnh thoảng tôi vẫn cho cháu bú sữa bình, cháu bú rất giỏi nhưng tự nhiên đến lúc 6 tháng tuổi cháu không chịu bú sữa bằng bình nữa, thay bình là cháu hét lên. Nhiều đên tôi thấy cháu thực dậy đòi bú tôi canh cháu đang nhắm mắt bỏ bình vô mà cháu vẫn không chịu bú và khóc, chỉ chịu bú mẹ thôi. Tôi phải làm sao để tập cho cháu bú sữa bằng bình?



Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nên bổ sung rau tươi quả chín cho thức ăn của trẻ (8/1)
 An toàn cho bé khi ăn (8/1)
 Chiều con quá nên bé lười và chán ăn (7/1)
 3 món bột cho bé bắt đầu ăn dặm (7/1)
 Bé lười ăn do ăn dặm không đúng lúc (6/1)
 3 món soup (6/1)
 Khi nào cho trẻ bốc thức ăn? (5/1)
 Bố đi học nấu ăn cho con (5/1)
 6 Không trong bữa ăn của trẻ (2/1)
 Nói chuyện khi ăn làm bé tắc khí quản (31/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i