Giáo dục mầm non
   Chuyện bây giờ tiếp tục kể : Nỗi niềm cô giáo Mầm non (phần 2)
 

Phần 1 - Tâm trạng
Phần 2 - Các vấn đề trăn trở của nghề:


Hỏi đâu là những vấn đề trăn trở nhất đối với ngành mình hiện nay? Qua các câu trả lời của các GVMN, chúng tôi thấy rằng tựu chung lại nổi lên 3 vấn đề cơ bản:

a.Quan điểm XH:
Chúng ta đã có Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tề về Quyền trẻ em. Cả đất nước, cả xã hội đang nỗ lực không ngừng để nhằm đạt được những mục tiêu Thiên niên kỷ cho trẻ em. Mầm non lẽ ra phải là bậc học cần được đầu tư nhiều nhất, nhưng thường bị coi nhẹ. Đành rằng cách đây một vài thập kỷ, khi khoa học giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế, xã hội chấp nhận những người trông trẻ (không phải những nhà giáo dục trẻ mầm non) là những người sức yếu, tri thức hạn chế; Nhưng trong thời kỳ bùng nổ khoa học công nghệ hiện đại như ngày nay, nghịch lý này vẫn còn phủ cái bóng rộng khắp toàn xã hội, công việc trông trẻ - vì họ xem GVMN là "cô trông trẻ", đồng nghĩa việc này ai cũng làm được.

Khẳng định chăm sóc trẻ mầm non không đơn giản chỉ là trông giữ trẻ mà còn cần rất nhiều kỹ năng về y tế, tâm lý, sư phạm, sức khỏe dinh dưỡng - Phổ biến kiến thức này cho đông đảo người dân trong XH sẽ không thể xong trong một sớm một chiều.

b. Đòi hỏi yêu cầu về giáo viên:
GV là nghề nghiệp đáng được trọng dụng nhất trong xã hội: nuôi nấng trẻ thơ trong những tháng năm đầu tiên chập chững bước vào đời lại càng quan trọng hơn. Thiết nghĩ GVMN chính là bậc nghề giáo cao quý nhất.

Tất nhiên, câu hỏi: Có bao nhiêu người đã chọn nghề GVMN yêu nghề?- chưa có gì để khẳng định điều này. Có thể vấn đề tâm huyết với nghề trong các ngành khác cũng được đặt nặng, nhưng trong bậc giáo dục "mẫu giáo" - tức giáo dục lòng mẹ, giáo dục bằng tình cảm người mẹ như GDMN, vấn đề tình yêu thương trẻ, lương tâm nhà giáo phải được đặt lên cao nhất.

Tình trạng một phần tư số lượng giáo viên và cán bộ ngành không đạt chuẩn trung cấp là một điều thật khó tin, nhưng đấy là sự thật đáng buồn. Xác định đúng tầm quan trọng của các trường chuyên nghiệp đào tạo giáo viên mầm non thực sự rất cần thiêt để xoá bỏ tình trạng đội ngũ giáo viên mầm non thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và cơ cấu chưa phù hợp.

c - Chính sách:
"Chính sách về GDMN hiện thiếu ổn định và chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Một người lao động trung bình lao động tám giờ mỗi ngày, nhưng đặc thù của nghề GVMN lại phải lao động với cường độ rất cao từ 10 đến 12 giờ /ngày, trong khi lương chỉ 800.000 đồng/tháng, có nơi chỉ khoảng 450.000 đồng/tháng. Tổng ngân sách chi cho giáo dục mầm non mới chiếm khoảng 7,5% tổng ngân sách giáo dục" - bà Ngô Thị Hợp, phó vụ trưởng vụ GDMN (Bộ GD-ĐT) cho biết thực trạng như vậy. Nên chăng Nhà nước cần có chính sách lương hợp lý cho các giáo viên mầm non, vì ngoài lương GVMN không có nguồn thu nào khác. Không ít người tâm huyết nghề, yêu nghề mến trẻ, nhưng họ cũng không thể chấp nhận được sức lao động của mình với chính sách lương vô cùng phi lý, hậu quả tất yếu: không ít GVMN phải chuyển nghề.

Nhu cầu gửi trẻ mầm non của người dân rất lớn và yêu cầu về chất lượng lại rất cao trong khi nguồn lực về cơ sở vật chất, giáo viên lại hạn chế. Đời sống giáo viên rất chật vật. Tình trạng quá tải, chăm sóc, giáo dục thực tế ở trường MN là vấn đề phổ biến, một trường MN trung bình có ba khối: Mẫu giáo Bé - Mẫu giáo Nhỡ - Mẫu giáo Lớn (Mầm, Chồi, Lá), mỗi khối khoảng bốn đến năm lớp, mỗi lớp khoảng bốn mươi đến năm mươi trẻ, chỉ có hai GV quản lý. Việc quản lý ở đây chia đều cả chăm sóc và dạy dỗ. Chưa kể với bậc MN, trẻ vô cùng dễ gặp những tai nạn ngoài ý muốn; mà đối với trẻ, bất cứ một sơ sẩy nhỏ nào, một tác động nhỏ nào cũng có thể để lại di chứng, thương tật, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Chúng ta thử hình dung nếu một ngày chúng ta là một người GVMN trong lớp như vậy, ngày đó sẽ thế nào? Áp lực về cả thể chất lẫn tinh thần sẽ như ra sao?...

Ngocmai mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Hãy quan tâm đến người giáo viên Mầm Non.
Ngày gửi: 12/23/2008 9:39:16 PM

Nghề Mầm Non rất vất vả mong các cấp lãnh đạo quan tâm đặc biệt hơn nữa.


guest
Đừng tạo áp lực đối với giáo viên mầm non
Ngày gửi: 12/25/2008 9:03:10 PM


Công việc chăm sóc các cháu chiếm thời gian cả ngày của giáo viên. Giáo viên còn phải soạn kế hoạch giảng dạy, thay đổi môi trường hoạt động của lớp hàng tuần, lại luôn bị ban giám hiệu dự giờ đột xuất, phòng giáo dục xuống thăm trường thường xuyên( trường tôi là 1 trường chuẩn quốc gia). Ngày nào giáo viên chúng tôi cũng về đến nhà cũng hơn 6giờ30 , không con thời gian chăm soc gia đình.



guest

Lương tâm
Ngày gửi: 12/25/2008 10:22:27 PM

Bản thân tôi là 1 GVMN tôi công tác đã được 4 năm rồi, tôi thấu hiểu được nổi vất vã và cực khổ của người GV như thế nào. Các bạn có biết không những nổi niềm ấy tôi không thể nào tôi tâm sự với ai cả vì họ không cùng nghề với mình thì làm sao họ thông cảm đúng không các bạn. Nhiều khi tôi còn phải khóc ròng rả với học sinh, có lúc tôi còn muốn từ bỏ nghề cho rồi. Nhưng vì hoàn cảnh không cho phép tôi làm như vậy. Nhưng bù đấp lại cho người GVMN là những gì? Có phải là những đồng lương ít ỏi đúng không? Tất cả chúng ta đều thang phiền tiền lưong cả, Nhưng là 1 người GVMN thì các bạn có tưng suy nghĩ đến 2 từ "LƯƠNG TÂM" là gì không? Có ai đó đã từng nói con người mình thiếu lương tâm không? Xin lỗi Các bạn nhé! Vì sao tôi nói như vậy các bạn có biết không? Vì hiện giờ tôi đang công tác tại nhóm nhà trẻ ở TPHCM. Tôi lại chứng kiến những cảnh hành hạ trẻ 1 cách tàn nhẩn mà tôi không có quyền can thiệp vào. Tôi xin nói lên những cảnh hành hạ trẻ từ 19 tháng -24 tháng ở nhóm nhà trẻ này nhé! Cháu khóc cô không dỗ mà lôi ra sau đè lên người cháu, cháu đang ăn mà ói ra thì cô vồn những thức ăn ói cho cháu ăn ngược lại, cháu ăn chậm là cô đưa cây muỗng vào thọt xuống họng cháu,và còn cháu mà không vân lời cô thì sao? Cô sẳn sàng đưa tay cháu vào khe cửa kéo lại, các cô rất thông minh không bao giờ làm cho cháu có dấu vết gì để lại, cô dùng cây đánh vào lòng bàn chân cháu, hay vỗ vào lương cháu,....Những cảnh hành hạ ấy làm sao các bậc làm cha làm mẹ biết con mình phải chịu như thế đúng không? Đây là những lời chân thành nhất của tôi,trước tình cảnh đó tôi không thể làm gì được,nhưng tôi lại tự nhủ với lòng mình là phải thật sự là 1 người GVMN gương mẫu là người mẹ tốt của tất cả những đứa học trò tôi. Tôi ước mơ sau này tôi sẽ có 1 ngôi trường tư thục cho riêng mình. Ngôi trường của tôi chính là 1 mái ấm gia đình của trẻ em chúng ta. Đã chọn nghề này thì các bạn phải biết chấp nhận và hy sinh, Pháp luật chúng ta đã đưa ra hàng loạt quyền bảo vệ trẻ em,và cũng đã trừng trị những kẻ hành hạ trẻ em. Nhưng có bao giờ PGD chúng ta đi rõ cửa từng trường hàng ngày không?Không bao giờ.
Vì thế tôi hy vọng rằng GVMN chúng ta là những người mẹ vĩ đại nhất. nghề của chúng ta là nghề cao cả nhất.mà mọi người phải tôn trọng!Đừng vì tiền lương ít mà không vui với nghề của mình, hãy vì lương tâm của con người mà làm tốt công việc nhé các bạn!



guest
Nỗi lo âu.
Ngày gửi: 12/26/2008 7:55:28 PM


Bản thân là một giáo viêm mầm non tương lai tôi cũng canh cánh trong lòng một nỗi lo âu : tôi sợ rằng rồi mai dây khi đi day tôi có rơi vào 1 trong số những ngươi hành hạ trẻ hay không, tôi biết ngành Giáo dục mầm Non là môt ngành vất vả phải chịu nhiều áp lực, từ phụ huynh và xã hội, nhưng tôi cũng mong mọi người hãy thông cảm cho nhưng giáo viên Mầm Non vì chính ban thân họ cũng không hẳn đã muốn làm như vậy, không phải là tôi đang biện minh hay có ý nghĩ gì khác, mà đây thật sự là nỗi lo của chính tôi.



guest

Nhận xét.
Ngày gửi: 12/26/2008 9:38:21 PM

Hiện nay, đối với cấp học MN vẫn chưa được chú trọng, đơn cử như ở lớp MN Palo- xã Thanh - Huyện Hướng Hoá, Tỉnh Quảng trị. Hiện tại có 80 cháu đi học trong 1 lớp mà chỉ có 1 cô giáo phụ trách, phòng học không có, đang mượn tạm Trạm quân y của Đồn Biên Phòng 617 để dạy. Không có bất cứ 1 đồ dùng gì để cho trẻ hoạt động. Trong khi đó GV phải dạy cả ngày thì liệu GV đó có đủ sức khỏe để tiếp tục đi trên con đường sự nghiệp GD nữa không. Không những thế, vấn đề đặt ra là chất lượng giáo dục ở đâu nếu cứ đầu tư cho các cấp học khác mà quên đi cái gốc ban đầu mà chúng ta chưa chung tay cùng chăm bón. Mặc dù đang chung với 2 cấp học khác( Tiểu học,Trung học cơ sở)nhưng bậc học Mn như tách biệt. Không biết đến bao giờ các em trong độ tuổi MN của Palọ mới được học mà chơi đúng theo nghĩa của nó !


guest
Yêu nghề
Ngày gửi: 12/27/2008 7:58:40 PM


Tôi biết có hai cô giáo mầm non chỉ vì yêu trẻ thơ mà họ đã bỏ qua trường đại học đã đỗ để làm công việc của GVMN. Hiện nay họ đều là những cô giáo dạy giỏi đứng đầu của một trường trọng điểm thuộc thành phố loại II và có uy tín cao với phụ huynh. Họ vẫn nhiệt tình, vẫn hàng ngày đến trường bằng cả tấm lòng, bằng cả tình yêu thương của một người mẹ dành cho đàn con. Nhưng quả thực cuộc sống của họ rất vất vả, đồng lương được trả thì ôi thôi! Không đủ nuôi mình(710.000/th). Trong khi đó thâm niên của họ đã có gần 10 năm- họ vẫn yêu nghề- cuộc sống càng ngày chật vật khi họ có gia đình. Câu hỏi: có bao nhiêu người chọn nghề GVMN và yêu nghề? Thật khó mà đo được. Tôi thiết nghĩ cần phải giữ được những giáo viên yêu nghề, thực sự yêu nghề và đã lựa chọn nghề này, có như vậy thì bậc học mầm non mới có thể đảm nhiệm được công việc "... giáo dục bằng tình cảm người mẹ" và vấn đề tình yêu thương trẻ, lương tâm nhà giáo mới được đặt lên cao nhất, bậc học mầm non mới phát triển phù hợp yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.



guest

Không chỉ là tiền luơng
Ngày gửi: 12/27/2008 10:51:03 PM

Theo tôi đã là giáo viên MN thì đại đa số đều là những người yêu trẻ hay ít ra cũng có tình thương và trách nhiệm với trẻ của mình, những gì bạn chứng kiến chỉ là "con sâu bỏ dầu nồi canh". Thiết nghĩ nếu còn phải lo lắng cho việc cơm áo gạo tiền thì các cô giáo cũng không thể yên tâm được để chăm sóc trẻ tận tâm tận lực. Thêm vào đó các cô luôn phải chịu nhiều áp lực:Đi sớm đúng giờ, làm đồ dùng đồ chơi...


guest
Cần có chính sách và quy định cụ thể đối với giáo viên mầm non.
Ngày gửi: 1/3/2009 9:10:09 PM


Theo tôi về chế độ chính sách cho giáo viên mầm non cần phải có một chế độ ưu ái và quan tâm nhất về vấn đề cung cấp trang bị thiết bị và đồ dùng dạy học cho cô và trẻ đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở khu vực vùng cao không có điều kiện. Như hiện nay ở một số tỉnh vùng cao mới chỉ cung cấp cho trẻ 5 tuổi 1 quyển vở tập tô và bút chì, thẻ số và chữ còn lại không được cấp gì vậy thì trẻ sẽ học gì và chơi gì?



guest

Tại sao nói đến " Lương tâm "?
Ngày gửi: 1/3/2009 10:40:22 PM

Là một giáo viên Mầm Non tôi thật sự bức xúc khi đọc được bài viết " Lương tâm " của một giáo viên Mầm non nói rằng mình đã làm giáo viên Mầm non 4 năm, hiện tại đang công tác tại một nhóm trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh .. chứng kiến cảnh hành hạ trẻ một cách tàn nhẫn mà không có quyền can thiệp vào ....Thưa bạn là một giáo viên Mầm Non như bạn nhưng tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ và bức xúc trước những lời lẽ của bạn. Tại sao bạn không thể can thiệp được phải chăng bạn bị câm, bị điếc hay chính bạn là một kẻ vô lương tâm giả giọng đạo đức hoặc trá hình là một giáo viên Mầm Non mà bôi nhọ nghề của chúng tôi. Tôi công nhận đã có những con sâu bỏ rầu nồi canh nhưng đó không phải là tất cả. Là giáo viên Mầm Non trước tiên cần có lương tâm cần yêu nghề mến trẻ thực sự, kể cả một người bình thường cũng không thể làm ngơ trước những gì bạn đã thấy, hai tiếng lương tâm mà bạn nói ra sao chẳng đủ thức tỉnh lương tri con người bạn. Tôi khẳng định bạn không thể là giáo viên, và cũng không thể là một người bình thường.


guest
Sinh viên mầm non nghĩ sao?
Ngày gửi: 1/12/2009 9:21:26 AM


Là một sinh viên mầm non, thật sự tôi rất tự hào. Và tôi nghĩ tương lai giáo dục mầm non sẽ trở thành một nghành học cực kỳ quan trọng (tôi mong điều đến sớm hơn).



guest

Tại sao tôi lại chọn nghành mầm non?
Ngày gửi: 1/12/2009 9:31:39 AM

Vì tôi yêu trẻ con và tôi nghĩ ngành mầm non sẽ là ngành giáo dục quan trọng nhất trong tương lai. Giống như một căn nhà vững thì phải có một nền móng vững - tôi tin tưởng vào điều đó. Và đó là động lực để tôi vững bước trên con đường học vấn của mình.


guest
Tôi cũng nghĩ thế
Ngày gửi: 1/19/2009 12:09:25 AM


Qua tâm sự của cô giáo MN ở tiêu đề" Lương tâm" tôi cũng thấy hình như ai đó đã đội lốt giáo viên Mn lên tiếng đạo đức giả để khuyên chúng ta, tôi công tác 20năm trong nghề tôi không tin điều đó sảy ra ở cô giáo Mn, và tôi thấy cô giáo đó thật là vô lương tâm khi nhìn thấy những cảnh tiêu cực như vậy mà không can thiệp, cô coi miếng ăn của cô lớn hơn sinh mạng của thế hệ Mầm non, tại sao cô không đấu tranh cho các cháu nhỏ trong tình cảnh như thế, hay là cô xem phim, viễn tưởng, kinh dị nhiều quá nên bệnh thần kinh cô nói: một đứa bé cảnh hành hạ trẻ 1 cách tàn nhẫn mà tôi không có quyền can thiệp vào. Tôi xin nói lên những cảnh hành hạ trẻ từ 19 tháng -24 tháng ở nhóm nhà trẻ này nhé! Cháu khóc cô không dỗ mà lôi ra sau đè lên người cháu, cháu đang ăn mà ói ra thì cô vồn những thức ăn ói cho cháu ăn ngược lại, cháu ăn chậm là cô đưa cây muỗng vào thọt xuống họng cháu,và còn cháu mà không vâng lời cô thì sao? Cô sẳn sàng đưa tay cháu vào khe cửa kéo lại, các cô rất thông minh không bao giờ làm cho cháu có dấu vết gì để lại, cô dùng cây đánh vào lòng bàn chân cháu, hay vỗ vào lưng cháu,...." qua lời kể của cô tôi thấy chỉ có trong phim kinh dị, hoặc chỉ có trong cái đầu bệnh hoạn của cô, nếu thực sự có chuyện đó sảy ra thì cô là một người đáng nguyền rủa nhất, tại sao cô không câm, điếc, đui luôn để các bé khỏi đau lòng????



guest

Nực cười cho hai chữ " Lương tâm".
Ngày gửi: 1/22/2009 6:23:33 AM

Tôi nghĩ bạn viết bài "lương tâm" chắc cái đầu của bạn có vấn đề rồi đó, bởi vì theo bạn nói những hành động mà bạn đã thấy tôi nghĩ dù là một đứa trẻ lớp ba lớp bốn thấy cũng đã bức xúc chứ đừng nói chi là bạn là một giáo viên đã dạy trẻ 4 năm rồi. Tôi nghĩ bạn nên nói ra.


guest
Theo lời của bạn "lương tâm"
Ngày gửi: 3/21/2009 11:18:28 AM


Tôi thật sự chưa hiểu hết bạn dùng hai từ "lương tâm" mang ý nghĩa gì? Phải có lương tâm để sống với nghề và đồng nghĩa rằng bạn sẽ phải chứng kiến với điều đó. Nếu bạn có lương tâm thì phải biết đấu tranh vì công lý, vì an toàn và sự phát triển của trẻ chứ không phải đấu tranh trong lòng mình để có một cái nghề tồn tại.



guest

Đồng cảm
Ngày gửi: 5/21/2009 8:10:15 AM

Em mới chỉ là sinh viên năm nhất ngành GDMN thôi. Thế nhưng em đã thấy chương trình học khá mệt. Nhìn các chị khóa trước thức khuya học, soạn giáo án để lên tiết dạy trong đợt đi thực tập mà em thấy rất thương. Chúng ta đã chọn ngành này thì chúng ta phải toàn tâm toàn ý vì ngành mà mình đã chọn. Trong đợt kiến tập vừa qua, em thấy yêu nghề hơn vì những đứa trẻ trông thật dễ thương và đáng yêu. Mặt khác, đôi khi chúng làm em đau đầu vì những trò tinh nghịch và có những trẻ khá lỳ, bướng bỉnh. Nhưng sự ngây ngô của chúng lại làm tan biến mọi mệt mỏi trong em. Thật sự em thấy dạy trẻ MN rất khó nhưng nếu chúng ta cố gắng bắt nhịp được tâm lý của trẻ thì em nghĩ mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn thôi. Chúc cho GVMN chúng ta nói riêng và GV các cấp nói chung sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình bởi vì:dạy học là "Nghề cao quý trong các nghề cao quý". Em tự hào về điều đó.


guest
Phản ứng
Ngày gửi: 7/19/2010 12:29:56 PM


Tôi phản ứng đối với bài viết lương tâm của ai đó. Nếu bạn là người có lương tâm sao bạn không dũng cảm đứng lên ra bảo vệ các cháu mà đợi về nhà rồi lên mạng viết như thế. Tôi làm trong nghề đã 20 năm tôi chư từng thấy trường hợp hành hạ cháu ác tâm như vậy, việc khẻ tay khi cháu đánh bạn, ngịch hoang gây nguy hiểm thì có, nhưng đó là ở mức độ răn đe, dạy bảo. Ở nhà đôi khi bố mà các cháu bực lên còn quất vào mông các cháu nữa là, cô chỉ khẻ tay dạy bảo là cô đã kiềm chế rất giỏi. Cô giáo đâu có tâm thần mà đánh các cháu trong khi các cháu ngoan ngoãn, dễ thương như vậy. Ai đó dừng đổ tiếng ác cho chúng tôi .



guest

Phấn đấu để làm gì?
Ngày gửi: 8/3/2010 10:48:50 PM

Tuổi trẻ ai cũng muốn phấn đấu, bạn tôi là một giáo viên mầm non, có bằng cấp, có chuyên môn, có năng khiếu đàn nhạc và rất thành thạo vi tính. Phải nói cô ấy rất năng động trong các phong trào của nhà trường, được mọi người yêu mến. Nhưng hình như, sự năng động ấy không phù hợp với xã hội bây giờ thì phải. Trong trường có kẻ bằng cấp không bằng, sáng tạo không bằng cô ấy. Vậy mà, họ có ô dù nên vẫn tiến thân bình thường. Bao giờ tài năng của cô ấy được các cấp lãnh đạo nhìn nhận đây??? Hay cứ phải chịu cảnh làm tôi cho thằng dốt???. Mong rằng cấp trên có thể bớt chút thời gian đi thực tế, để tìm hiểu xem ở các trường mầm non, hiệu trưởng, hiệu phó có thực sự là những người giỏi không, có xứng đáng với câu nói "Bó đũa chọn cột cờ không?". Thời gian vừa qua tôi thấy các "nhân tài" thi nhau lên làm hiệu phó, bỏ phiếu lần một không được thì bỏ lần 2,3,4... bằng được thì thôi. Người trong số họ không cháu bà chuyên viên thì con nuôi ông trưởng phòng, cháu chủ tịch huyện hay cháu bà phó phòng!!! Nói chung huyện tôi bây giờ, hiệu trưởng hiệu phó dều là những con ông cháu cha. Tôi dự đoán tương lai con em họ cũng sẽ kế nghiệp vào thôi.


guest
Hiệu phó, hiệu trưởng để làm gì khi mình không có năng lực, trình độ và tấm lòng yêu trẻ..
Ngày gửi: 9/9/2010 11:19:27 PM


- Hãy là một cô giáo tốt, yêu thương con trẻ, phát huy mọi khả năng chuyên môn, dạy trẻ những bài học đạo đức, những kỹ năng trong cuộc sống, hãy kéo trẻ đến gần mình, vỗ về yêu thương, nhìn vào ánh mắt trẻ xem trẻ định nói gì, không ngừng trau dồi phẩm hạnh nhà giáo ở nơi công tác cũng như gia đình, khu phố. Nếu làm hiệu trưởng, hiệu phó mà chưa là một cô giáo thật sự, thiếu đủ mọi tố chất lãnh đạo thì tôi khuyên các bạn: Hãy là cô giáo tốt được phụ huynh tin yêu gửi gắm con trẻ và đặc biệt, hãy bao dung, yêu trẻ nhiều nhiều...Sẽ thật hạnh phúc và có Hậu đấy bạn thân mến ạ.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhân rộng mô hình nhà trẻ dân nuôi (22/12)
 Chuyện bây giờ tiếp tục kể: Nỗi niềm giáo dục mầm non (phần 1) (19/12)
 Xã hội hóa giáo dục mầm non: Giải bài toán thiếu trường công (19/12)
 Năm 2009: Trẻ mầm non sẽ được học chương trình mới (19/12)
 Không nhận trẻ ốm: Quy định sao cho "thấu tình đạt lí" (18/12)
 Cơ sở vật chất và môi trường thân thiện cho bé! (18/12)
 Trường mầm non thiếu giáo viên (18/12)
 Sẽ xóa bỏ biên chế hàng triệu nhà giáo (17/12)
 Mầm non tư thục khu vực Hà Nội mở rộng đang bị thả nổi (16/12)
 Bảo đảm an toàn sức khỏe cho trẻ mầm non: Cẩn trọng từ những việc nhỏ (15/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i