Dinh dưỡng
   Nấu ăn cho trẻ đúng cách
 

Nấu ăn cho trẻ đòi hỏi có sự chăm chút kỹ lưỡng. Trẻ nhỏ có cảm giác vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều. Vì vậy khi nêm nếm thức ăn cho trẻ, bạn cần nêm nhạt hơn "lưỡi" của bạn một chút.

Bổ đúng cách
Nhiều người nghĩ rằng sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh tuý nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước. Tuy nhiên, khi phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm,...) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng vậy.

Vì vậy muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng, phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm. Phần nước hầm có một vị ngọt ngon nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng bao nhiêu.

Nhiều bà mẹ bỏ nhiều công sức chăm con kỹ vậy mà con vẫn bị suy dinh dưỡng. Ngày nào cũng tốn cả tiếng đồng hồ hầm xương với khoai tây, cà rốt để nấu cháo cho trẻ mà trẻ vẫn ngày càng ốm đi. Trẻ tuy nhỏ nhưng cũng đã biết thưởng thức mùi vị, ăn mãi một món làm sao mà không ngán. Cho bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán ngấy.

Giúp trẻ ăn khoẻ
Một nồi cháo đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng gồm: cháo, thịt heo, rau mồng tơi, dầu ăn. Khi bạn hâm lại lần một rồi lần hai, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn ba bữa có một mùi vị.

Tại sao bạn không hầm một nồi cháo trắng khoảng ba chén, sau đó múc ra một chén cháo nấu riêng với thịt heo, rau mồng tơi, dầu nêm nước mắm để ăn sáng; phần cháo trắng còn lại cất vô tủ lạnh, trưa múc ra một chén nấu với thịt bò, rau lang, dầu ăn nêm nước tương; chén cháo còn lại ăn tối với đậu hũ, bí đỏ, dầu ăn nêm đường ngọt.

Lưu ý sau khi băm nhuyễn thịt, cá... sống, bạn nên đánh tan phần đạm này trong một ít nước lã trước khi bỏ vào nồi nấu chín thì thịt sẽ không bị vón cục lại. Phần rau củ cũng nên băm nhỏ để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng, và chỉ nên nấu rau một lần.

Có nhiều trẻ lớn 3 - 4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi mà vẫn còn phải ăn bằng máy xay sinh tố, vì cứ ăn lợn cợn là bị nhợn ói. Để tránh điều này, bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ sáu tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7 - 8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập quen với cháo nấu còn hột và các thức ăn mềm như phở, bún, nui xào... khi trẻ hai tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.

Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nhợn ói, nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần. Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi. "Cai máy xay sinh tố" bằng cách xay thô dần sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hột, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hột.

Bác sĩ Đào Thị Yến Thuỷ,
trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM
Theo aFamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chế độ ăn cho bé suy dinh dưỡng (15/12)
 Món ăn nhanh với gà (11/12)
 Mẹo nhỏ "dụ" bé ăn rau (10/12)
 Phương pháp nấu món ăn cho trẻ. (10/12)
 Sinh tố sapôchê (9/12)
 Niềm tin đồ hộp (9/12)
 Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị ốm (8/12)
 Cho trẻ ăn dặm (8/12)
 Các món ăn giàu can xi cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi (5/12)
 Tìm hiểu trường hợp thiếu vitamin B1 (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i