Táo bón xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, có thể mới xuất hiện hoặc đã có từ trước nhưng nặng lên trong thời kỳ mang thai. Nếu không được điều trị kịp thời, táo bón sẽ làm suy giảm dinh dưỡng, chất độc tích tụ ở cơ thể của người mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Thậm chí dẫn đến nguy cơ sẩy thai.
Tác hại của táo bón trong thời kỳ mang thai
Táo bón là một vấn đề khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối.
Bị táo bón khi mang thai, người phụ nữ thường dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đó là do phân và khí đọng lại trong ruột, không bài tiết qua ngã hậu môn được làm đầy bụng khó chịu, buồn nôn… không muốn ăn, vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai. Thậm chí, táo bón làm phân rắn, khi đại tiện phải dùng lực, dễ gây sẩy thai. Hơn nữa, khi phân tồn trữ lâu ngày, các chất độc như phenol, ammonia, indol… trong phân bị tích tụ lâu trong ruột, bị hấp thu vào máu rồi lan truyền khắp cơ thể dẫn đến tình trạng bị nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc điều trị táo bón nhưng chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng mà không giải quyết căn nguyên. Hơn nữa, một số loại thuốc có thể gây tác hại đến người mẹ và thai nhi như gây co cơ tử cung, gây rối loạn nước và điện giải.
Nguyên nhân táo bón
Táo bón có thể mới xuất hiện hoặc đã có từ trước nhưng nặng lên trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu cho thấy, giảm nhu động ruột do những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai là yếu tố quan trọng gây ra táo bón trong giai đoạn này. Việc thay đổi vị giác trong thời kỳ mang thai sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống, chế độ ăn ít chất xơ, cũng gây nên ảnh hưởng đối với thai phụ.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác bao gồm uống viên sắt để bù sắt, giảm hoạt động thể lực, sự chèn ép của thai và yếu tố tâm lý.
Các biện pháp xử lý tận gốc mà an toàn
Nếu bạn là nạn nhân của chứng táo bón, đừng quá lo lắng. Để cải thiện tình hình, hãy tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
- Bổ xung chất xơ thường xuyên: nên ăn những thức ăn có hàm lượng chất xơ nhiều, như: rau dền, rau diếp, giá đỗ, quả bầu, bí đỏ, khoai lang... Ngoài ra, nên ăn nhiều thức ăn kích thích sự hoạt động của dạ tràng. Ví dụ: tỏi sống, hành sống, mật ong, đường sữa nước hoa quả, mạch nha…, những thức ăn này có thể lên men trong thành ruột, sinh ra khí kích thích sự hoạt động của tràng có lợi cho sự bài tiết.
- Hoạt động nhiều: nên sinh hoạt một cách có quy luật, giữ gìn tâm trạng thoải mái, tham gia những hoạt động thể dục được phép. Các bài luyện tập an toàn là đi bộ, bơi lội, yoga…
- Uống nước nhiều: mỗi ngày nên uống một cốc nước ấm hoặc một cốc nước mát, một cốc nước ấm có pha muối có thể có lợi cho sự bài tiết.
Hàng ngày, việc tiêu thụ thức ăn để cung cấp đầy đủ lượng chất xơ cần thiết là điều không dễ dàng, đặc việt đối với phụ nữ mang thai, với chế độ ăn uống bị thay đổi. Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là bổ sung chất xơ từ những sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên với hàm lượng cao.