Xã hội
   “Ma trận” bủa vây tâm lý người tiêu dùng
 
Nhìn lại hình thức tiếp thị và truyền thông của các hãng sữa, hai thông điệp tác động tâm lý rõ nhất và mạnh nhất là nâng cao trí thông minh và tăng cường hệ miễn dịch

Hết bổ sung dưỡng chất A, lại tới tăng cường dưỡng chất B; hết dưỡng chất lại đến vitamin. Tăng tính thuyết phục cho dưỡng chất là sự xuất hiện của đội ngũ khoa học có học hàm, học vị cùng các phương pháp bổ trợ.

Doanh thu thị trường sữa tăng hơn 30% trong năm qua.
Ảnh chỉ mang tính minh hoạ. Ảnh: A.Q

Vũ khí cạnh tranh: khoa học
Trên nền lý luận: bổ sung chất hỗ trợ nâng sức đề kháng cho trẻ, các hãng thi nhau đưa ra các thành phần bổ sung. Sữa Dumex Dugro Gold có Prebiotics, Friso có Bootimum, Dielac có Colostrum, Abbott có Immunify (bao gồm nucleotides và synbiotics)… Thậm chí, có hãng sữa còn lo xa hơn khi dùng TPAN nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của mẹ lẫn bé ngay từ lúc mang thai.

Song song với chiến dịch bổ sung dưỡng chất là chiến dịch chiêu thị dựa trên nhu cầu cơ bản của cha mẹ muốn dành những gì tốt nhất cho con. Với gia đình Á Đông, một tiêu chí đánh giá thành công là học tập. Các chương trình quảng cáo thi nhau nhồi vào đầu người tiêu dùng về khả năng phát triển trí não bằng các chất bổ sung. Cô Gái Hà Lan 123 – 456 của Dutch Lady có hệ T-T ratio với hai dưỡng chất Tryptophan và Tyrosine giúp trẻ tiếp thu nhanh và học hiệu quả; còn sữa GianPlus có cả một hệ dưỡng chất gồm AA, DHA, cholin, taurin tối ưu hoá sự phát triển của trí não. Nếu như hãng này có hàm lượng DHA thế này, thì hãng kia muốn vượt trội hơn phải gấp đôi, thậm chí gấp bốn lần. Mới đây, Dutch Lady Gold tung ra sữa có nguồn cung cấp năng lượng liên tục cho não để bé có thể học hỏi không ngừng.

Đặc biệt hơn, có hãng kết hợp chất kháng khuẩn cũng như chất hỗ trợ chuyển hoá omega 3 thành DHA cho trẻ thông minh. Ngay cả vitamin cũng vậy, hãng sữa đầu tiên giới thiệu 28 loại, hãng tiếp theo 34 loại, và hiện nay mới nhất là sữa Hàn Quốc quảng bá có trên 50 loại vitamin.

Một giám đốc thương hiệu sữa cao cấp cho biết các hãng sữa đã rất thành công khi đánh vào tâm lý tiêu dùng bằng các chứng cứ khoa học, giúp tăng doanh thu thị trường lên hơn 30% trong năm qua, dù sản lượng chỉ tăng hơn 10%. Tất cả các chiến dịch quảng cáo tiếp thị hiện nay đều dồn vào cho dòng sữa cao cấp, vì khi dòng sản phẩm này tăng thì hai dòng sản phẩm khá và trung bình của cùng thương hiệu cũng có cơ hội tăng theo.

Khi sữa mẹ bị cạnh tranh...
Giữa trùng vây dưỡng chất bổ sung, vitamin, người mua khó có cơ hội trở thành người tiêu dùng thông minh bởi kiến thức hạn hẹp khi ngay chính các viện nghiên cứu trong nước cũng không đủ lý lẽ phản bác. Tham dự hội thảo về phương pháp dạy trẻ học từ nhỏ, một nhà khoa học từ chối nhận xét về phương pháp vì không đủ cứ liệu và thời gian.

Với mỗi thành phần, hoặc hệ dưỡng chất được đưa ra, các hãng sữa đều chọn cách xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng thông qua các chứng cứ khoa học, được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, giáo sư tiến sĩ trong và ngoài nước nghiên cứu, phát biểu. Thế nhưng, chưa hề có nghiên cứu khoa học, hay ý kiến nào phân tích và trả lời được cho người tiêu dùng rằng trong ma trận các chất bổ sung kể trên, cái nào là tối ưu hay ưu và khuyết của mỗi thành phần khác nhau thế nào.

Việt Nam cũng như thế giới đều quy định khi quảng cáo sữa, phải nhắc cho người tiêu dùng nhớ rằng sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ của bé. Quy định này được mọi nhà sản xuất tôn trọng. Chỉ tiếc rằng sự tôn trọng đó chìm ngập trong các chương trình truyền thông hay chiêu thị hoành tráng khiến cho người tiêu dùng dễ dàng quên đi điều đó.

Bác sĩ Nguyễn Lân Đính khẳng định: “Cho đến bây giờ, con người vẫn chưa khám phá hết được những thành phần có trong sữa mẹ. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quý nhất, tuyệt vời nhất và cũng tiện dụng nhất”. Những loại sữa quảng cáo là “gần” với sữa mẹ, là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng thay thế sữa mẹ… nên chăng phải được gọi là “sữa công thức” mới đúng.

Theo SGTT
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Kiểm tra việc kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa tại Hà Nội (16/9)
 Trường Mầm non Hoàng Yến: Tưng bừng Ngày hội đón bé đến trường (16/9)
 Đồng Tháp: Trẻ bị hư lóng tay, gia đình đòi trường bồi thường (16/9)
 Cột điện trước cửa trường mầm non phát hoả (16/9)
 Rối rắm chuyện phân nhiệm sở giáo viên mới (16/9)
 Sẻ chia ánh trăng yêu thương (15/9)
 Hội chợ triển lãm công nghệ thông tin Tỉnh An Giang (15/9)
 Giá sữa: thế giới giảm, VN tăng (15/9)
 Bệnh "ăn vào là chết" ở trẻ em (15/9)
 Quảng Nam: Nợ giáo viên 1,5 tỉ đồng (15/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i