Nhận thức của trẻ lứa tuổi này phát triển như thế nào:
Sự bắt chước: Ở giai đoạn này, bé bắt chước cách phát âm và các điệu bộ cử chỉ một cách chính xác hơn. Vì vậy, khả năng lặp lại những gì bé thấy và nghe được cũng tiến triển. Đây là giai đọan quan trọng để xây dựng và phát triển ngôn ngữ cũng như khả năng nhận thức của trẻ.
Sự tò mò: Khi bé khám phá môi trường xung quanh mình, sự tò mò của bé cũng phát triển theo những gì bé nhìn thấy. Bé đã có thể cử động đầu và hướng sự chú ý đến những âm thanh, tìm kiếm đồ chơi mà bé không kiếm thấy, di chuyển về phía những đố vật bé cần. Mọi sự kích thích từ môi trường bên ngoài đều cung cấp những cơ hội học hỏi cho trẻ.
Sự khám phá: Khi bé bắt đầu trở nên năng động hơn, bé sẽ có thiên hướng khám phá những thứ mới mẻ mà trước đây bé không chú ý tới. Đây là giai đoạn lý thú để trẻ khám phá những kinh nghiệm và học tập những kỹ năng mới, nhưng trong giai đọan này bạn cũng cần hết sức chú ý đến sự an toàn của trẻ khi bé tập khám phá xung quanh.
Bạn nên làm gì để giúp trẻ:
Sự bắt chước: Bạn hãy cùng bé chơi những trò có tính chất bắt chước để giúp bé thực hành cách phát âm và các cử chỉ điệu bộ. Lúc này, bạn cũng có thể tập thêm cho bé những bài hát đơn giản và những trò chơi dùng tay để mở rộng thêm cơ hội học hỏi đối với trẻ. Những ngôn ngữ hay cử chỉ đơn giản cũng giúp bé phát triển những kỹ năng giao tiếp và biểu đạt cảm xúc.
Sự tò mò: Bạn nên khuyến khích trẻ tìm hiểu, khám phá thế giời xung quanh mình. Tạo ra những âm thanh ngộ nghĩnh, thú vị để bé chú ý và giấu những đồ vật nhiều màu sắc để bé tìm kiếm. Chỉ cho bé thấy thế giới rộng lớn quanh bé, vì thế bé sẽ tiếp nhận được nhiều thứ để nhìn, cảm nhận, lắng nghe, tiếp xúc và ngửi. Những hoạt động bên ngoài cũng có tác động tích cực trong việc phát triển năng lực nhận thức của bé trong giai đọan này. Bạn có thể đưa bé đi tham quan sở thú, công viên, bảo tàng, công viên hải dương học, hồ để giới thiệu cho bé một thế giới mới.
Sự khám phá: Khi bé khám phá thế giới của mình, bạn phải đảm bảo rằng không gian quanh bé an toàn. Bạn nên cất giữ những thứ độc hại tránh xa tầm tay của bé, cất ly chén vào chỗ an toàn, dùng thanh chắn cầu thang, khóa những phòng bé không được vào, cất những đồ vật sắc nhọn hay những đồ vật nhỏ để tránh bé nuốt phải, kiểm tra những cây cối có chất độc và đảm bảo cửa ra vào cũng như các cửa sổ đều có chốt an toàn.
( Theo Web Trẻ Thơ )