Tâm lý
   Làm thế nào để thương lượng với trẻ?
 
Mỗi khi bạn nói "Bây giờ tới giờ đi ngủ", "Bây giờ tới giờ học bài", "Bây giờ tới giờ ăn tối!", con bạn đều nói "Cho con chơi thêm tí nữa". Bạn đã mệt mỏi khi phải nói không hoặc tranh cãi với con. Bạn cần phải làm gì? Đầu hàng? Nổi giận? Hay thương lượng?

Cuộc sống với trẻ là thương lượng, cho dù bạn muốn hay không. Theo tiến sĩ Scott Brown, tác giả cuốn Làm thế nào để thương lượng với trẻ ngay cả khi bạn nghĩ là không cần thương lượng cho biết "Thương lượng giữa cha mẹ và con cái thực sự là một kinh nghiệm học hỏi tuyệt vời đối với trẻ. Khi bạn không thương lượng với trẻ, con bạn sẽ không học được cách giải quyết xung đột mang tính chất xây dựng. Nếu bạn không dạy trẻ cách làm việc cùng với bạn, trẻ sẽ không bao giờ biết cách làm việc cùng với người khác."

Tuy nhiên, thương lượng với trẻ là một quá trình đầy thử thách. Cha mẹ cần học cách kiểm soát các trạng thái cảm xúc và nỗi thất vọng của mình. Qua quan sát những cuộc thương lượng giữa cha mẹ và con cái ở mọi lứa tuổi chúng ta sẽ thấy rằng khi chúng ta tức giận hoặc thất vọng, mọi cuộc thương lượng đều thất bại.

Trước khi bạn bắt đầu thương lượng với trẻ vào lần tới (có thể là 5 phút nữa!), bạn có thể tham khảo một số gợi ý khi thương lượng với trẻ dưới đây.

Bắt đầu thương lượng bằng sự đồng ý chứ không phải chỉ trích. Bạn có thể diễn đạt yêu cầu của bạn để con bạn có thể đồng ý với bạn. Trẻ sẽ sẵn sàng nghe bạn nếu bạn diễn đạt yêu cầu của bạn thỏa mãn nhu cầu của trẻ điều khiển và độc lập của trẻ. Nếu bạn nói "Con muốn dọn đĩa hay dọn thìa?" sẽ giúp trẻ hợp tác với bạn hơn là nói "Nào, bây giờ con dọn bàn ngay".

Cho trẻ tham gia. Nếu gần tới giờ đi ngủ, bạn có thể nói "Con cần bao nhiêu lâu để chơi xong trò chơi này?" Nếu khi bạn thảo luận với trẻ về kỷ luật, bạn có thể hỏi trẻ "Con muốn có hậu quả như thế nào khi con đánh mẹ/hoặc không làm việc nhà?".

Giải thích theo quan điểm của bạn. Bạn có thể nói "Mình phải về nhà thôi vì mẹ còn phải nấu cơm tối". Nếu trẻ nói "Con không quan tâm, con không đói", bạn có thể nói "Nhưng đó là việc mẹ cần làm và em con/bố con thì cần ăn tối."

Thương lượng với trẻ không có nghĩa là đầu hàng. Khi bạn thương lượng với người chủ hàng về việc mua một chiếc xe mới, điều đó không có nghĩa là bạn đầu hàng - mà là bạn đang mặc cả. Trong thương lượng không có kẻ thắng, người thua.

Thương lượng các vấn đề bằng những cách phù hợp với lứa tuổi. Nếu con bạn (5 tuổi) không thích ăn lê, bạn có thể hỏi "Vậy con muốn ăn loại rau nào?" Nếu con bạn (3 - 4 tuổi) không thích ăn, thay vì phàn nàn hay chỉ trích, bạn có thể cắt bánh mì hoặc rau thành những hình thù khác nhau để hấp dẫn trẻ hơn.

Đưa ra một câu hỏi hợp lý khi trẻ phê bình bạn. Nếu trẻ nói rằng bạn không mắng trẻ về việc dọn dẹp phòng của trẻ hoặc phòng tắm, bạn có thể hỏi trẻ "Trong trường hợp này, con sẽ kiểm soát mình như thế nào? Khi nào thì con muốn dọn dẹp phòng?"

Dành thời gian để lấy lại bình tĩnh. Nếu trẻ làm cho bạn giận hoặc mất bình tĩnh, bạn có thể đi sàng phòng khác và lấy lại bình tĩh trước khi nói chuyện với trẻ.

Viết ra giải pháp. Các thành viên trong ra đình có thể ngồi nói chuyện cùng nhau và ghi ra ý kiến của các thành viên. Mọi người có thể thảo luận về các vấn đề đó cởi mở, nhưng các thành viên không được phép chỉ trích ý kiến của bất cứ người nào. Ngoài ra, những vấn đề đã được thương lượng, bạn có thể ghi lại. Ví dụ, "Lau dọn phòng vào lúc 5h chiều", điều đó sẽ khiến trẻ hợp tác với bạn hơn.

Bạn là người quyết định cuối cùng. Bạn không nhất thiết phải đồng thuận trong bất kỳ cuộc thương lượng nào với trẻ. Đôi khi, bạn cần phải đưa ra quyết định. Cha mẹ là người đưa ra quyết định cuối cùng cũng như lắng nghe theo quan điểm của trẻ và công bằng. Trẻ sẽ biết tôn trọng điều đó; trẻ có thể không thích điều đó, nhưng trẻ sẽ sớm nhận ra rằng đó là điều công bằng.

Nguồn: lamchame.com
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vai trò của trò chơi với trẻ em (7/4)
 Muốn con viết chữ đẹp (7/4)
 Lợi ích của việc khuyến khích trí tưởng tượng ở trẻ (5/4)
 Thông minh vẫn học kém? (5/4)
 Chơi tập thể (3/4)
 Bé nói, cha mẹ không hiểu! (3/4)
 10 sai lầm trong việc giáo dục con (2/4)
 Học cách chơi với bé (2/4)
 Cùng con lướt net (2/4)
 Những cột mốc đánh dấu sự tách ra, độc lập của bé (31/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i