ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
***** |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***** |
Số:498/GDĐT - GDMN |
TP.Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 03 năm 2008 |
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chỉ thị số 03/ 2008/CT – UBND của Ủy ban nhân dân thành phố
về chấn chỉnh nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ
ở các trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non
tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thự hiện chỉ thị số 03/ 2008/CT – UBND ngày 07/3/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh. Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện với một số nội dung và giải pháp cụ thể như sau:
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
Quán triệt tinh thần thị số 03/ 2008/CT – UBND ngày 07/3/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố trong Cán bộ - giáo viên – công nhân viên mầm non và các cấp quản lý giáo dục tập trung nâng cao chất lượng nuôi, dạy trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố.
- Tuyên truyền, vận động các Sở, Ngành, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân phố hợp cùng nghành giáo dục – đào tạo chăm lo xây dựng tường lớ, bồi dưỡng đội ngũ sư phạm và không ngừng nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non địa phương và cơ quan xí nghiệp.
- Giải quyết dứt điểm nhóm trẻ tư thục không phép và người chăm sóc trẻ không có chuyên mông, nghiệp vụ. Đảm bảo mỗi phường, xã, thị trấn đều có trường mầm non chất lượng.
II – NỘI DUNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1/ Phối hợp điều tra, nắm chắc tình hình hoạt động của các trường, lớp mầm non và các nhóm trẻ gia đình trên địa bàn quận, huyện, phường, xã, thị trấn. Thường xuyên tổ chức kiểm tra giấy phép và tình hình hoạt động của các đơn vị đã được cấp phép để từ đó chấn chỉnh kịp thời các sai phạm cũng như biểu dương những đơn vị thực hiện tốt. Kiên quyết đóng cửa các cơ sở mầm non khôn đủ điều kiện và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho trẻ.
2/ Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ cả về nội dung và hình thức tổ chức, thường xuyên bồi dưỡng, đổi mới phương pháp nuôi dạy trẻ đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ theo đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, đảm bảo thực hiện công nghiệp hóa theo quy trình chế biến thực phẩm khoa học, vệ sinh và dinh dưỡng cao.
3/ Tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố và cá Sở - Ngành liên quan, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch mạng lưới trường lớp theo tinh thần quyết định 02/2003/QĐ – UB ngày 03/01/2003 và thông báo số 473TB – VP ngày 26/07/2005 của Ủy ban Nhân dân phành phố, trong đó huy động bằng nhiều nguồn vốn khác nhau tập trung xây dựng các trường mầm non công lập ở những địa phương chưa có trường mầm non như: phường 8 – quận 4; phường 8 – quận 6; phường 11 – quận 11; phường Tân Sơn Nhì, phường Phú Thạnh, phường Hòa Thành – quận Tân Phú; phường Bình Hưng Hòa A; Bình Hưng Hòa B – quận Bình Tân; phường 6, 11, 12 – quận Gò Vấp; phường Linh Tây, phường Tam Phú – quận Thủ Đức; phường 13 – quận Phú Nhuận.
4/ Phối hợp với trường Cao đẳng Sư Phạm Mẫu giáo TW 3, khoa sư phạm trường Đại học Sài Gòn tổ chức đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non đủ số lượng và chất lượng, đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ và phẩm chất để không ngừng nâng cao chất lượng nuôi dạy ở tất cả các nhóm lớp và nhà trường. Định kỳ hàng năm tổ chức lớp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên chưa đạt chuẩn và tổ chức các lớp chuyên đề về công tác nuôi dạy, chăm sóc trẻ cho lực lượng giáo viên, bảo mẫu các trường.
5/ Tham mưu với UBND thành phố xây dựng chính sách, chế độ ưu đãi nhằm vận động, thu hút các tổ chức, cá nhân có tâm huyết, có điều kiện đầu tư xây dựng các trường mầm non ngoài công lập tại các địa phương, các cơ quan, xí nghiệp có đông công nhân nữ để tạo điều kiện tốt cho việc chăm sóc nuôi dạy trẻ.
Đẩy mạnh hoạt động cũa Ban đại diện Cha mẹ học sinh các trường nhằm tạo điều kiện chăm lo chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nhất là lực lượng bảo mẫu cho các đơn vị.
III – TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN.
1/ Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện chỉ thị 03/ 2008/CT – UBND ngày 07/3/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố đến toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên bậc học mầm non thành phố.
b) Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện theo từng tháng, quý, học kỳ; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố trong từng học kỳ, năm học.
c) Phối hợp với các trường sư phạm xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ chăm sóc trẻ ở các cơ sở tư thục chưa qua đào tạo đặc biệt là đối tượng đã tốt tượng đã tốt nghiệp THCS.
d) Chỉ đạo các Phòng Giáo dục quận, huyện thường xuyên rà soát, kiềm tra tình hình hoạt động của các trường mầm non trên địa bàn, nhất là các nhóm trẻ gia đình.
e) Tổ công tác liên ngành tham mưu với Ủy ban Nhân dân thành phố và phối hợp với các Sở - Ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trường mầm non đối với những phường, xã còn khó khăn, thiếu trường (Báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố tiến độ xây dựng 14 xã phường trắng trường mầm non và 24 công tình đã có dự án).
f) Tổ chức rà soát đội ngũ và bổ sung biên chế cán bộ - giáo viên – công nhân viên cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập nhằm đáp ứng yêu cầu tốt nhất cho việc nuôi dạy trẻ.
g) Chỉ đạo báo Giáo dục thành phố và phối hợp cùng các phương tiện truyền thông khácthường xuyên giới thiệu những điển hình tốt về công tác nuôi dạy trẻ, đặc biệt là các trường, lớp ngoài công lập và nhóm trẻ gia đình nhằm động viên khuyến khích những cá nhân và tập thể tham gia đầu tư xây dựng và phát triển các trường lớp ngoài công lập. Đồng thời thường xuyên phản ánh những hoạt động tiêu cực, sai quy định của những cơ sở giáo dục về Sở GD&ĐT để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Phân công phòng giáo dục Mầm non – Sở GD&ĐT là bộ phận thường trực chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện và tổng hợp báo cáo về Ủy ban Nhân dân thành phố theo thời gian quy định.
2/ Phòng giáo dục đào tạo các quận, huyện:
- Phối hợp với Ủy ban dân số gia đình và trẻ em, Hội Phụ nữ tại địa phương tổ chức rà soát, nắm chắc số lượng trẻ trong độ tuổi hiện đang theo học tại các nhóm nhà trẻ gia đình và số lượng trẻ chưa đi học để có biện pháp giúp đỡ.
- Tham mưu thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức tổng kiểm tra, chấn chỉnh các cơ sở mâm 2 non công lập, tư thục, nhóm trẻ gia đình trên địa bàn, xử phạt hành chính theo nghị định số 49/2005/NĐ – CP ngày 11/04/2005 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Kiên quyết đóng cửa đối với các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định hoặc hoạt động trái phép đồng thời thu xếp, vận động phụ huynh cho trẻ chuyển sang các cơ sở mầm non tư thục khác hoặc gửi vào mầm non công lập.
- Tham mưu với Ủy ban Nhân dân quận, huyện tổ chức thanh lý đối với các cơ sở mầm non có nhiều điểm lẻ không đạt yêu cầu để lấy kinh phí xây mới trường mầm non nhằm đảm bảo chỗ học cho các cháu trong độ tuổi trên địa bàn. Làm việc với các khu chế, khu công nghiệp trên địa bàn để tìm các giải pháp xây dựng nhà trẻ, nhóm lớp, hoặc hỗ trợ nữ công nhân có con nhỏ được gởi trẻ để yên tâm công tác.
3/ Cơ sở giáo dục mầm non:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ từ việc xây dựng củng cố tổ chức nhân sự đến cơ chế hoạt động và chất lượng chuyên môn của đội ngũ.
- Thường xuyên thanh kiểm tra hoạt độn nuôi dạy để duy trì và không ngừng phát huy sự an toàn, bền vững của nhà trường.
- Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh để chăm lo tốt hoạt động nuội dạy của nhà trường.
4/ Tiến độ thực hiện:
4.1. Tháng 3/2008: Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai hướng dẫn thực hiện chỉ thị 03/2008/CT – UBND của Ủy ban nhân dân phành phố đến các cơ quan đơn vị có liên qua và địa phương; Phòng giáo dục quận, huyện xây dựng kế hoạch thực hiện chỉ thị để tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận huyện và cụ thể hóa nhiệm vụ công tác hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với ngành và địa phương.
Các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục mầm non tổ chức thảo luận nội dung chỉ thị, kế hoạch của thành phố và kế hoạch quận – huyện; xem xét các điểm mạnh, yếu, tồn tại cần khắc phục để có giải pháp và lộ trình giải quyết một cách cơ bản, kịp thời các sai phạm mới nảy sinh; xây dựng kế hoạch hoạt động mới của nhà trường.
4.2. Tháng 4/2008: Các quận – huyện điều tra, thống kê số trẻ trong độ tuổi mầm non đang học từng khu vực, giải quyết dứt điểm những cơ sở không thể điều chỉnh nâng cấp để được triển khai kế hoạch xây dựng trường lớp mới theo yêu cầu của chỉ thị, nhất là ở những địa phương có khó khăn về chỗ học cho trẻ và các công ty, xí nghiệp có đông nữ công nhân.
4.3. Tháng 5/2008: Các quận – huyện phối hợp với trường sư phạm mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đối tượng cô nuôi dạy trẻ, phấn đấu tháng 8/2008 chấm dứt tình trạng cô nuôi dạy trẻ không có chuyên môn nghiệp vụ.
4.4. Tháng 9/2008: Sơ kết 6 tháng thực hiện và triển khai các nội dung thực hiện Chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố cho năm học mới. Đảm bảo 100% cơ sở mầm non đều có phép hoạt động khi bước vào năm học mới.
4.5. Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục – Đào tạo là cơ quan thường trực của thành phố và quận – huyện trong công tác chỉ đạo thực hiện chỉ thị, thường xuyên tổ chức thanh kiểm tra cơ sở để đảm bảo tiến độ và hiệu quả thực hiện chỉ thị kịp thời báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố và quận huyện.
Trên đây là những nội dung trọng tâm của kế hoạch thực hiện chỉ thị số 03/2008/CT – UBND ngày 07/03/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về chấn chỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố. Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế để triển khai tổ chức thực hiện và báo cáo về Phòng Giáo dục Mầm non Sở giáo dục và đào tạo theo quy định.
Nơi nhận:
- Vụ GDMN – Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Thành ủy, HĐND – UBND.TP;
- Văn phòng Thành ủy, HD9ND – UBND.TP;
- Đảng ủy, BGĐ Sở GD&ĐT;
- CĐGD.TP; Lãnh đạo các phòng ban Sở GD&ĐT;
- Trưởng phòng GD các quận, huyện;
- Hiệu trưởng các trường MN trực thuộc;
- Lưu VP |
GIÁM ĐỐC
Huỳnh Công Minh
(Đã ký)
|