GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON
Ths. Nguyễn Sinh Thảo
Trung tâm NC CL&PT
Chương trình Giáo dục mầm non
Hướng dẫn chung về lựa chọn nội dung và tổ chức thực hiện
Lựa chọn nội dung vào bài tập
• Trẻ 24-36 tháng: Mỗi bài tập có 4 - 5 động tác, được sắp xếp theo thứ tự : Động tác thở - động tác phát triển cơ tay, bả vai -động tác phát triển cơ lưng bụng - động tác phát triển cơ chân.
• Trẻ mẫu giáo: Động tác hô hấp – động tác phát triển cơ tay và bả vai – các động tác phát triển cơ lưng, bụng rồi đến các động tác phát triển cơ chân. Một bài tập bao giờ cũng đầy đủ các động tác trên để tác động phát triển toàn diện đến cơ thể.
• Mỗi bài tập thường có 4–5 -6 động tác, mỗi động tác tập từ 3–4-6 lần (tuỳ động tác, tuỳ độ tuổi)
Lựa chọn nội dung vào bài tập
Bài tập VĐCB cho trẻ mẫu giáo
Căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian/ thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển , khả năng thực tế của trẻ, xây dựng một kễ hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó.
Bài tập VĐCB cho trẻ mẫu giáo
Lựa chọn nội dung vào bài tập
Tổ chức thực hiện HĐVĐ
Tổ chức thực hiện HĐVĐ
• Vận động tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp được thực hiện trong các hình thức:
+ Bài tập thể dục sáng.
+ Bài tập phát triển chung trong hoạt động học có chủ định
• VĐ cơ bản thực hiện tập luyện trong
+ HĐ học có chủ định
+ Trò chơi VĐ và VĐ tự do trong các HĐ khác
Những điểm mới
- Là một lĩnh vực, nội dung gồm: DD_SK và PTVĐ
- Có thêm một nội dung tập các cử động, vận động của bàn tay, ngón tay.
- Có mục tiêu cụ thể căn cứ trên mục tiêu chung và nội dung của lĩnh vực
- Chương trình và sách Hướng dẫn thực hiện chương trình đưa ra Mốc phát triển trẻ và Dấu hiệu đánh giá nhằm giúp giáo viên có căn cứ để điều chỉnh kịp thời kế hoạch giáo dục trẻ.
- Tổ chức thực hiện các HĐ tích hợp và tích hợp theo CĐ.
- Giáo viên tự lên kế hoạch, soạn bài tập và tổ chức thực hiện. Có thể điều chỉnh thay đổi theo thực tế.
( Nhấn Download để lấy tập tin chi tiết )