Tri giác trong quá trình chơi của trẻ Mầm Non.
Tài liệu của TT Thông tin
Giai đoạn mầm non - giai đoạn quan trọng trong sự phát triển tâm lý của trẻ, tạo nền tảng để hình thành các phẩm chất tâm lý mới phát triển trong quá trình học tập. Không một giai đoạn nào trong cuộc sống của trẻ lại đặc biệt như giai đoạn này, đây là giai đoạn có liên quan mật thiết với những giai đoạn phát triển tâm lý khác của trẻ.
Có 6 giai đoạn phát triển tâm lý:
1. Từ lọt lòng đến 1 tuổi:giai đoạn sơ sinh
2. Từ 1-3 tuổi: nhà trẻ
3. Từ 3-6 tuổi: mẫu giáo
4. Từ 6-10 tuổi: tiểu học
5. Từ 10-15 tuổi: thiếu niên
6. Từ 15- 18 tuổi: thanh niên
Ở mỗi giai đoạn, những quá trình tâm lý xác định hoặc những phẩm chất nhân cách cho phép chuyển đứa trẻ sang giai đoạn phát triển tiếp theo được hình thành. Sự thay đổi các đặc điểm tâm lý của trẻ diễn ra dưới ảnh hưởng của chính hoạt động mà nó lĩnh hội trong giai đoạn đó. Đó có thể là trò chơi với các đồ vật mà ở lứa tuổi nhà trẻ hoặc trò chơi sắm vai ở lứa tuổi Mẫu giáo, hoạt động học tập của lứa tuổi nhi đồng, giao tiếp với bạn cùng độ tuổi thiếu niên, hoạt động học nghề ở lứa tuổi thanh niên. Những trò chơi với đồ vật, hoạt động học tập của lứa tuổi nhi đồng, giao tiếp với bạn cùng ở độ tuổi thiếu niên, hoạt động học nghề ở tuổi thanh niên. Những trò chơi với đồ vật, hoạt động học tập ảnh hưởng đến sự hình thành quá trình nhận thức: chú ý, cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.
Đối với mỗi hiện tượng tâm lý có những giai đoạn thuận lợi cho sự phát triển: đối với tuổi sơ sinh – cảm giác, tuổi nhà trẻ - ngôn ngữ, đối với tuổi mẫu giáo – tri giác, tuổi nhi đồng – tư duy. Nếu đứa trẻ chưa thật sự ở vào giai đoạn tương ứng, việc làm chậm quá trình phát triển tâm lý của trẻ.