Một số cách tiếp cận về đổi mới nội dung Giáo dục Mầm non.
Ts. Bùi Thị Việt- lược dịch
• Đổi mới nội dung giáo dục mầm non trước hết cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng của nội dung, đồng thời sử dụng những phương pháp mới, cải tiến những phương pháp truyền thống. Nội dung giáo dục bao gồm rất nhiều kiến thức về các hoạt động khác nhau của trẻ, với những phương pháp, phương tiện trẻ sử dụng, các hoạt động tạo ra sản phẩm, hoạt động nhận thức,… Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc chọn lựa nội dung giáo dục để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, đảm bảo cơ sở cho phát triển sau này.
• Thứ nhất: Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính phát triển để giúp khám phá các tiềm tàng của trẻ. Nhiều công trình đã chỉ ra rằng: Trẻ học được nhiều điều không phải chỉ từ người lớn mà còn chính ở trong quá trình hoạt động cùng với trẻ khác. Trẻ phát triển trong quá trình tiếp thu những kiến thức thực tế và sử dụng những đồ vật khác nhau. Thế nhưng nội dung của quá trình hoạt động và hoạt động với các đồ vật của trẻ lại có giáo viên tổ chức. Vì vậy, giáo viên cần phải biết nội dung giáo dục nào, trực tiếp hay gián tiếp, giúp cho từng các nhân trẻ phát triển tốt hơn.
• Thứ hai: Nội dung giáo dục cho trẻ mầm non cần phải có tính hệ thống, có nghĩa là vẫn phải đảm bảo mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng trong một hệ thống, giúp trẻ mở rộng tầm hiểu biết của mình. Cuối 5-6 tuổi, trẻ có thể nắm được kỹ năng xây dựng những hoạt động mới dựa trên hệ thống kiến thức, kỹ năng đã có. Kỹ năng đó chính là phương tiện nhận thức, giúp trẻ vượt qua khỏi được những sự vật, hiện tượng riêng lẻ xuất phát từ những cái chung, tổng thể. Trên cơ sở đó trẻ có thể xây dựng được những cái chung trọn vẹn.
( Thông tin Khoa học giáo dục mầm non.)