Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Một tuổi - Bài tập tuần 16 : Dải nhịp điệu


Hoạt động này mang lại:
• Suy xét khi nghe
• Nhận thức về những mẫu nhịp điệu khác nhau
• Phối hợp mắt - tay
• Tương tác ngôn ngữ
• Độc lập
• Khám phá tự do

Tìm một hộp rỗng hay một cái lon và thay cái nắp để giả làm một cái trống. Cho trẻ một cái muỗng gỗ hay một cái que và khuyến khích trẻ gõ lên mặt trống. Cho trẻ gõ cho đến khi trẻ chán.

Ở lần khác, hát hay ngâm ‘bùm, bum, bum, như hồi trống'. Lặp lại nhịp đến khi trẻ cố thử lặp lại lời bạn.Bài này giúp thấm nhuần nhịp ‘1-2-3, 1-2-3', nhưng sử dụng bài hát thay vì những con số trong thời gian chơi với trẻ. Sử dụng nhịp trống và vỗ lên hộp trống. Nói trẻ vỗ trống trong khi bạn ngân lên nhịp trống. Trẻ sẽ cố ngân nhịp với bạn trong lúc vỗ theo nhịp. Cho trẻ chơi khi trẻ vẫn còn thích thú.

Sau một tuần, bỏ vài viên đá nhỏ vào trong một cái hộp hay lon có nắp đậy chặt. Cho trẻ rung hay lắc và lắng nghe những âm thanh mới. Trong lúc trẻ lắc hộp, bạn có thể vỗ trống theo nhịp 1-2-3. Quan sát trẻ. Trẻ muốn vỗ trống hay lắc hộp? Nếu trẻ khăng khăng đòi vỗ trống, hãy thay trẻ lắc hộp theo nhịp 1-2-3. Dù phản ứng nào cũng cho thấy trẻ có nhận thức với hai âm thanh khác nhau.

Hai chiếc muỗng có thể cùng được gõ để tạo âm thanh sôi động. Cũng có thể dùng hai khối gỗ gõ vào nhau để tạo ra những âm thanh khác nhau. Một chùm chìa khóa quẹt trên cái thùng cũng tạo ra được một âm thanh lý thú. Trẻ cũng vui thích khi bỏ những hạt đậu khô vào trong một vật chứa đậy nắp chặt để tạo âm thanh. Tất cả những dụng cụ này có thể được sử dụng để làm nổi bật mẫu nhịp 1-2, cũng tốt như nhịp 1-2-3.

(còn tiếp)
www.mamnon.com