Thơ - Truyện - Đồng dao tự sáng tác
Câu đố theo chủ đề
Tiết dạy tham khảo
Hoạt động của bé
Đồ dùng đồ chơi
Hình cho in - download
Trò chơi phát triển
Thơ - truyện mới
Thơ truyện mầm non
  Nhà trẻ  
  Mầm  
  Chồi  
    
Môi trường mầm non

Yêu cầu cần đạt:
Phân biệt được sự khác nhau về kích thước của các vật. Nhận biết được các vật thuộc loại: To - nhỡ - nhỏ (theo tỉ lệ tương đối). Phân loại và sử dụng đa dạng các loại từ chỉ kích thước như “nhỏ”, “nhỏ xíu”, “to”, “khổng lồ”, “đồ sộ”…

Phương tiện:
- Tranh 3 chiếc giày với 3 kích cỡ khác nhau.
- Tạp chí cũ.
- Kéo, hồ dán.
- Một tờ giấy lớn, một mặt trắng (có thể tận dụng từ những tờ lịch cũ)

Tiến hành :
Cho trẻ cắt dán 3 chiếc giày vào tờ giấy lớn (có chia 3 phần tương ứng: nhỏ, nhỡ, lớn). ( ảnh )

Phân loại đồ vật theo kích thước

Yêu cầu cả lớp xem trong các quyển tạp chí cũ để phát hiện ra các vật theo từng kích thước nhỏ, nhỡ và lớn. Sau đó cắt chúng khỏi tạp chí và dán quanh từng chiếc giày tương ứng theo kích thước.

Giáo viên giúp trẻ bằng cách đưa ra những gợi ý như:

GV: ‘Lớn” có thể gồm rất nhiều vật như tủ lạnh, ngôi nhà, con ngựa, đoàn tàu. “Bé” có thể là cái bóng đèn, cái kẹo, chiếc cặp tóc.

Sau khi dán xong, cả lớp cùng ngắm nghía và gọi tên các vật. Khuyến khích trẻ sử dụng nhiều từ khác nhau để diễn đạt kích thước như: bé xíu, bé tí ti, khổng lồ, vừa vừa, v.v…

Hoạt động hỗ trợ:
1. Có thể cho trẻ sưu tầm trong sân trường hoặc chọn lựa từ một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp để phân loại.

Cô giáo đặt 3 chiếc giày lên 3 chiếc bàn. Trong 1 tuần trẻ sẽ sưu tầm và có thể đặt lên bàn: Những thứ mà chúng nhặt từ ngoài sân (những chiếc lá, hòn sỏi…), những thứ lấy từ đống đồ chơi ở nhà (quả bóng bàn, cái cặp tóc, bao diêm…) hay những sản phẩm trẻ làm ở lớp (con gà nặn bằng đất sét, 1 bức tranh vẽ…) hoặc một vài thứ trong lớp học (con gấu bông, bộ nồi nấu ăn, vài đồ chơi lắp ghép, thẻ số…)

(Cô giáo chú ý nhắc trẻ không được sưu tầm các đồ vật nguy hiểm hoặc bẩn thỉu và không được phá hoại cây cối).

Sau 1 tuần, cô trò có thể ngồi quây quần quanh 3 chiếc bàn, nhận xét về các đồ vật đã sưu tầm, rồi ngẫu hứng soạn 1 câu chuyện hoặc làm 1 bài thơ nói về các vật đó.

Ví dụ: Bài thơ “Nhỏ, nhỡ và lớn”
      Nhỏ là một quả trứng chim cút
      Nhỏ là một hạt ngọc trai
      Nhỏ là ngọn nến sinh nhật lấp lánh
      Nhỏ là một viên cuội
      Nhỡ là hòn đá tròn nhẵn nhụi
      Nhỡ là quả bóng tennis lấm bụi
      Nhỡ là một lon bằng nhôm cũ
      Nhỡ là tổ chim bằng bùn và cành cây nhỏ
      Lớn là một quả bóng rổ
      Lớn là quyển từ điển to
      Lớn là bình cá cảnh
      Và lớn chính là tôi.

2. Có thể học phân loại kích thước kết hợp với học về màu sắc.

GV: “Các con hãy tô màu vàng cho chiếc giày nhỏ nhất, tô màu đỏ cho chiếc giày nhỡ và màu xanh cho chiếc giày to nhất.

GV: “Bây giờ, chúng mình tìm 3 con nhện trong 3 bức tranh và cũng tô màu vàng cho con bé nhất, màu đỏ cho con nhỡ và màu xanh cho con to nhất”

GV: “Tiếp tục, các con hãy lần lượt tìm 3 hình của 1 loại đồ vật rồi tô màu vàng cho cho tất cả những loại đồ vật nhỏ, màu đỏ cho những đồ vật nhỡ và màu xanh cho những đồ vật lớn.”



 In Trang này   



Các bài viết khác:
 Tạo chân dung (06-09-2005)
 Tìm vật theo chuẩn cho trước (06-09-2005)
1