Bệnh khác
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh khác
   Viêm não Nhật Bản: Số trẻ ngoài phạm vi tiêm chủng tăng cao
 
 Một cháu bé 26 tháng tuổi, ngụ tại huyện Củ Chi bị viêm não nặng được điều trị tại BV Nhi đồng 1.
Nếu trước đây, bệnh Viêm não Nhật Bản thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi thì hiện nay, căn bệnh nguy hiểm này lại tập trung khá cao ở lứa tuổi 10 - 15. Trong khi đó, nhiều bậc cha mẹ lại không biết được nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh.

Bệnh đã nhắm đến lứa tuổi lớn hơn

PGS.TS Phạm Ngọc Đính, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ (ảnh) cho biết: Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus viêm não Nhật Bản gây ra, làm tổn thương cho hệ thần kinh trung ương. Bệnh không lây truyền từ người sang người mà bắt nguồn từ các ổ chứa virus ở lợn. Muỗi là vật trung gian gây bệnh sau khi hút máu của lợn có chứa virus truyền sang người. Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, nhưng chủ yếu vẫn là 2 loài muỗi Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui thường gặp ở các cánh đồng và khu đầm lầy ẩm ướt.

Biện pháp phòng bệnh VNNB hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động.

Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1 - 2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm.

Vắc xin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi. Các phản ứng nhẹ sau tiêm có thể là sưng đỏ tại chỗ, đau, sốt nhẹ, nhức đầu. Các dấu hiệu này sẽ tự hết sau vài ngày.

Trẻ cần được tiêm chủng đúng lịch trình vì nếu không, hiệu lực của vắc xin và khả năng tạo miễn dịch của trẻ sẽ giảm, đôi khi còn mất tác dụng.

Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt cao thì phải dừng tiêm và tham khảo ý kiến bác sĩ.
 
Theo GS Đính, mỗi năm, nước ta có khoảng 2.500 - 3.000 ca mắc viêm não, trong đó VNNB chiếm từ 30 - 40%. Bệnh thường gặp ở dưới 15 tuổi. Đáng chú ý trong vài năm trở lại đây, số ca mắc và tử vong do VNNB trên toàn quốc không có dấu hiệu thuyên giảm. Nguyên nhân là theo chính sách hiện hành, chỉ có trẻ dưới 5 tuổi  mới được tiêm phòng miễn phí vắc xin phòng bệnh, số còn lại phải tự trả tiền. Như vậy, ngành Y tế chỉ đảm bảo bao phủ  vắc xin cho các cháu lứa tuổi 1 - 5. Điều này, dẫn đến tình trạng tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm não nói chung ở lứa tuổi 5 - 9 tuổi vẫn ở mức cao (35%). Tiếp theo là lứa tuổi 10 - 14 tuổi (31,3%) sau đó mới đên lứa tuổi từ 1 - 5 tuổi (nhóm tuổi được tiêm vắc xin miễm phí).

Theo GS Đính, mùa dịch năm nay vẫn sẽ bùng phát vào tháng 6 - 7. Các vùng có nguy cơ cao vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ như Bắc Giang, Bắc Ninh,  Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tây, Thanh Hóa và một số tỉnh phía Nam.

Không nhận biết dấu hiệu bệnh của trẻ

BS Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám Viện nhi TƯ cho hay, trẻ bị mắc VNNB thường có biểu hiện sốt (thường là sốt cao 39 - 40oC) kèm theo các biểu hiện rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn hoặc nôn liên tiếp từ 1 - 6 ngày. Tiếp đến là các biểu hiện rất điển hình như tiếp tục sốt cao kèm co giật, rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê rồi đau đầu, cứng gáy, tay chân quờ quạng, mất nước...

Bệnh viện gặp không ít trường hợp trẻ được đưa vào nhập viện trong tình trạng đã hôn mê do cha mẹ không biết con bị nhiễm virus VNNB. Những ca như vậy thường dẫn đến tử vong do không có biện pháp chữa trị kịp thời trước đó. Ngay cả khi đã được chữa trị, bệnh VNNB cũng để lại di chứng nặng nề cho các cháu như động kinh, giảm trí lực, đần độn, liệt, mất tiếng. Đặc biệt, các di chứng thần kinh thường chiếm hơn 50% trẻ bị mắc bệnh. Vì vậy, việc đưa trẻ tới bệnh viện và được xử lý kịp thời sẽ giảm thiểu tối đa các di chứng của bệnh.

BS Lộc khuyến cáo, khi thấy trẻ sốt cao quá 12 giờ liên tục hoặc có các dấu hiệu như buồn nôn, cứng gáy, rối loạn ý thức phải được đưa ngay đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất. Trên đường di chuyển trẻ đến bệnh viện  có thể chườm khăn mát trán và bẹn, tuyệt đối không chườm đá lạnh.

Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, loại bỏ các ổ nước tù đọng quanh nơi sinh hoạt, diệt bọ gậy để muỗi không có điều kiện sinh sôi. Nếu gia đình có khu vực chuồng trại chăn nuôi thì cần được vệ sinh thường xuyên. Khi ngủ phải nằm màn, ngoài ra cần phun thuốc diệt muỗi. Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên trẻ em ở miền Bắc nên tiêm vắc - xin viêm não trước mùa dịch, tức là trước tháng 5. Còn  ở miềm Nam, do tỷ lệ  mắc bệnh ít hơn và mắc đều trong cả năm nên phụ huỵnh cần cho trẻ trong diện tiêm chủng mở rộng, đi tiêm vắc xin đều đặn.

                                   ( Theo Dân Trí  )

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ em bị ung thư mắt ngày càng gia tăng (4/6)
 Phòng ngừa ung thư ở trẻ em (24/5)
 Bệnh do giao mùa (14/5)
 Các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em (7/5)
 Cảnh giác với các bệnh mùa hè trẻ thường mắc phải (5/5)
 Chứng thoát vị ở trẻ nhỏ (2/5)
 Đái dầm ở trẻ em (21/4)
 Bệnh “búp bê”: Sống nhờ ăn bắp (13/4)
 Phòng ngừa tiểu đường ở trẻ em (9/4)
 Những ngộ nhận về răng sữa (6/4)
 Bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ (5/4)
 Bệnh lý mắt bẩm sinh ở trẻ nhỏ: Có thể mù nếu không phát hiện sớm (2/4)
 4 bệnh trẻ thường gặp mùa nắng nóng (31/3)
 Bệnh viêm tai giữa thanh dịch (30/3)
 Hội chứng (28/3)
 Trẻ bị sốt, hãy bình tĩnh! (16/3)
 Làm gì khi con bạn nhiều ráy tai. (16/3)
 Đục thủy tinh thể ở trẻ em (2/3)
 Bệnh Wilkie ở trẻ (1/3)
 Mùa nắng: bệnh nhi tăng (28/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i