Bé tuổi sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bé tuổi sơ sinh
   Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là một dạng viêm tiểu phế quản đặc biệt, một căn bệnh nhiễm trùng tấn công những dây phế quản nhỏ ở cuối (những nhánh nhỏ trong cây phế quản), những dây gần mô phổi.

Bệnh có nguyên nhân từ các virut hô hấp lọt vào phế quản trong thời gian đầu của đợt sổ mũi nặng.

Các dây tiểu phế quản nhỏ dễ dàng bị tắc nghẽn bởi dịch tiết phế quản, đó là điều xảy ra trong bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh, càng đáng lo ngại hơn vì bé còn rất nhỏ.

Một căn bệnh dễ lây

Thường là mẹ bị sổ mũi nặng và truyền sang em bé: Các virut rất dễ lây nhiễm.

Ngoài ra virut cũng được lây truyền từ các dịch bệnh ở nhà trẻ.

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh

Bệnh bắt đầu bằng đợt sổ mũi nặng kèm theo ho: nó nhanh chóng dẫn đến tình trạng khó thở ở trẻ và khó cho trẻ ăn: bú bình, bú mẹ hay ăn bằng thìa. Ngay khi trẻ ho kèm theo sổ mũi nặng, hãy cho trẻ đến khám bác sĩ.

Sau khi nghe phổi, bác sĩ có thể chẩn đoán bé có bị viêm tiểu phế quản hay không. Nếu bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi thì cần điều trị tại viện bởi rất dễ xảy ra nguy cơ ngừng thở (ngừng thở đột ngột ở trẻ quá nhỏ). Bé phải được theo dõi sát sao trong thời gian nhập viện.

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu chống lại virut. Ngược lại, liệu pháp vận động thực hiện nhiều lần một ngày rất quan trọng, là chìa khóa điều trị hiệu quả.

Làm gì khi bé bị sổ mũi?

Khi bé bị sổ mũi, bạn cần nghĩ đến việc lấy nước mũi cho bé thường xuyên, nhất là trước khi cho ăn. Sử dụng một mẩu vải bông khô xoắn lại, đưa nhẹ vào lỗ mũi trẻ và nhẹ nhàng rút ra, tất cả các chất nhầy sẽ dính vào vải và bé nhanh chóng sạch mũi.

Nước nhỏ mũi sinh lý (có bán ở tất cả các hiệu thuốc với giá rẻ) sẽ giúp làm ẩm phía trong của mũi. Không nên mặc cho bé quá ấm cũng như để phòng quá nóng và không khí không được quá khô.

Không hút thuốc trong phòng em bé. Khói thuốc sẽ làm rát phế quản của tất cả mọi người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và ở trẻ mới sinh, nguy cơ bị viêm tiểu phế quản là rất lớn.

Những người bị sổ mũi nặng, ngay cả mẹ hay anh chị của bé, cũng cần tránh lại gần bé. Bà mẹ hay người chăm sóc bé bị sổ mũi thì cần đeo mặt nạ (có bán ở tiệm thuốc) khi ở gần bé.

Sau khi bé khỏi bệnh

Thông thường, bé sẽ khỏi bệnh mà không có di chứng gì. Các ca viêm tiểu phế quản lặp đi lặp lại có thể được liệt vào dạng bệnh hen suyễn.

Tiền Phong
Theo Enfant              
 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh (17/4)
 Trẻ ốm không cần kiêng tắm (23/3)
 Trẻ sơ sinh suy hô hấp: Đưa cấp cứu ngay. (16/3)
 Nhiễm trùng rốn (5/3)
 Tại sao trẻ chậm rụng rốn. (26/2)
 Hội chứng trẻ sơ sinh thừa cân (26/2)
 Vàng da sơ sinh (6/2)
 Chăm sóc trẻ sơ sinh bình thường. (6/2)
 Trẻ sinh thiếu hay thừa cân đều bất lợi. (6/2)
 Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh. (19/10)
 Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh (25/9)
 Lưu ý khi cho con bú (21/9)
 Tắm cho trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết (21/9)
 Bệnh gan ảnh hưởng đến thai nhi ra sao. (12/9)
 5 bí mật của trẻ sơ sinh. (24/8)
 Có nên cho trẻ bú khi mẹ bị ốm. (22/8)
 Chữa chứng khóc đêm (22/8)
 Can thiệp lúc sinh không gây hại cho não trẻ. (22/8)
 Vàng da trẻ sơ sinh (16/8)
 Một số loại bệnh có liên quan đến trọng lượng của trẻ lúc lọt lòng (7/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i