Bệnh khác
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh khác
   Trẻ bị sốt, hãy bình tĩnh!
 
Cần đưa bé đến khám bác sĩ khi bị sốt.
Sốt rất hay gặp ở trẻ em và là triệu chứng gây lo lắng nhiều cho phụ huynh và ngay cả nhân viên y tế. Vậy, khi trẻ bị sốt,  cách  xử lý ban đầu như thế nào cho an toàn?

Theo định nghĩa, sốt nghĩa là thân nhiệt trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Con bạn có sốt nếu: Nhiệt độ đo ở hậu môn trên 38,00C, đo ở miệng trên 37,50C,  ở nách trên 37,20C...

Nhiều trường hợp, cha mẹ chỉ sờ trẻ và kết luận rằng trẻ sốt. Nếu trẻ sốt cao thì xác định sốt theo cách sờ như vậy khá chính xác, nhưng nếu cha mẹ sờ chỉ thấy "ấm ấm" thì nhiều khi không chính xác, và khi đo nhiệt độ thì bé không có sốt.

Sốt là một triệu chứng, không phải là bệnh. Đó là phản ứng bình thường của cơ thể đối với tình trạng nhiễm trùng, nhiễm siêu vi. Sốt giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể. Sốt (37,8 đến 400C) thường là không gây hại. Phần lớn trường hợp này là do nhiễm siêu vi (và do đó không cần phải dùng kháng sinh); một vài trường hợp là do nhiễm trùng.

 Trái với nhiều người thường nghĩ, mọc răng ít khi gây sốt, nếu có thì chỉ sốt nhẹ. Hầu hết sốt do siêu vi thường từ 38,30C đến 400C và kéo dài 2-3 ngày. Nhìn chung, mức nhiệt độ không liên quan đến mức độ nặng của bệnh. Sốt không gây ra tổn thương kéo dài. Tổn thương não thường chỉ xảy ra nếu thân nhiệt trên 420C trong một thời gian dài. 

Khi trẻ bị sốt, hãy khuyến khích con bạn uống thêm nhiều nước, cho trẻ mặc quần áo mỏng, tránh ủ quá mức vì có thể làm cho trẻ sốt cao lên. Một số trẻ có thể bị co giật khi sốt cao. Trong trường hợp này, phụ huynh nên bình tĩnh xử trí bằng cách đặt trẻ nằm nghiêng để đàm nhớt có thể chảy ra ngoài, tuyệt đối không vắt chanh hay nhét thứ gì vào miệng trẻ vì làm vậy có thể gây sặc vào phổi và tử vong.

Phụ huynh có thể nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn và lau mát cho bé. Không nên chỉ lau mát đơn thuần cho trẻ mà không cho dùng thuốc hạ sốt trước, vì như vậy sẽ làm cho trẻ lạnh run và lại tăng thân nhiệt thêm. Thường cơn co giật chỉ kéo dài khoảng 1-3 phút. Sau khi trẻ hết co giật, phụ huynh nên mang trẻ đến cơ sở y tế để khám bệnh. Và điều quan trọng nhất là bạn đừng tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị sốt cho bé.

BS Nguyễn Trí Đoàn
Theo Thanhnien.
 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Làm gì khi con bạn nhiều ráy tai. (16/3)
 Đục thủy tinh thể ở trẻ em (2/3)
 Bệnh Wilkie ở trẻ (1/3)
 Mùa nắng: bệnh nhi tăng (28/2)
 Bài thuốc dành cho trẻ bị bệnh sởi (30/1)
 Những thắc mắc về bệnh tiểu đường ở trẻ em (15/1)
 Trẻ bệnh viêm mũi xoang tăng cao (12/1)
 Trẻ bị nhức đầu: Chớ coi thường! (11/1)
 Bệnh vàng da ở trẻ (10/1)
 Bệnh viêm não - màng não (3/1)
 U máu lành tính nhưng cũng gây biến chứng (27/12)
 Phòng ngừa nhiễm Rotavirus bằng vaccine (26/12)
 Bé kín thóp sớm hay muộn đều đáng lo (21/12)
 Tắc lệ đạo bẩm sinh (15/12)
 Trẻ em cũng loét dạ dày. (6/12)
 Cảnh giác với bệnh viêm phổi do phế cầu trùng (4/12)
 Dị dạng đường niệu - sinh dục: Những quan điểm sai lệch (18/11)
 Những chú ý khi cho bé ra ngoài chơi (16/11)
 Một bệnh lý ở trẻ và biện pháp chữa trị (13/11)
 Khi “chỗ ấy” của bé trai bị dị tật (13/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i