Bệnh truyền nhiễm
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh truyền nhiễm
   Bệnh truyền nhiễm ở trẻ em.

a. Thuỷ đậu

Bệnh này là một bệnh nhẹ do virus gây nên. Khi một trẻ lây bệnh từ một trẻ khác thì 2-3 tuần sau mới có biểu hiện.

Dấu hiệu:

Trước tiên xuất hiện rất nhiều nốt nhỏ, đỏ, ngứa. Những nốt này trở thành nốt mụn phồng nước, những mụn này vỡ ra và cuối cùng đóng vẩy. Thường mụn bắt đầu xuất hiện ở trên người và sau đó ở mặt, tay và chân. Có thể cùng một lúc có những chỗ phồng nước, chỗ dộp, chỗ đóng vẩy. Thường sốt nhẹ.

Cách chữa:

Bệnh khỏi sau 1 tuần. Hằng ngày tắm cho trẻ bằng xà phòng và nước ấm. Cắt móng tay thật ngắn. Nếu có những nốt đóng vẩy bị loét cần bôi mỡ kháng sinh hoặc thuốc sát khuẩn.

b. Sởi

Bệnh nhiễm virus nặng này đặc biết nguy hiểm ở những trẻ em nuôi dưỡng kém hoặc bị bệnh lao. Sau mươi ngày ở gần một trẻ bị sởi, trẻ bắt đầu có dấu hiệu của cảm sốt, sổ mũi, đau mắt đỏ và ho. Trẻ ngày càng ốm. Mồm có thể bị loét và có thể bị ỉa chảy. Sau 2 hay 3 ngày, một số nốt trắng như những hạt muối xuất hiện ở trong mồm. 1-2 ngày sau, những nổt ban xuất hiện - trước tiên ở sau tai và cổ, rồi nổi lên ở mặt, người và cuối cùng ở tay, chân. Sau khi ban nổi, trẻ thường có vẻ đỡ hơn. Ban kéo dài khoảng 5 ngày.

Cách chữa

* Trẻ cần nghỉ tại giường, uống nhiều chất lỏng, và cho thức ăn bổ. Đối với các cháu nhỏ không bú được, cho ăn sữa mẹ bằng thìa.

* Dùng thuốc hạ sốt và giảm ngứa.

* Nếu bị đau tai, dùng kháng sinh.

* Nếu thấy có dấu hiệu viêm phổi, viêm màng não, hoặc đau nhiều ở tai hoặc ở bụng, cần đi khám bệnh.

Đề phòng bệnh sởi

Trẻ em bị sởi nên tránh không lại gần các trẻ em khác. Nên đặc biệt chú ý bảo vệ các em ăn uống thiếu thốn hoặc bị lao, hoặc bị những bệnh kinh niên khác. Trẻ em khỏe không nên đến các gia đình đang có người lên sởi. Trẻ em chưa mắc bệnh sởi trong một gia đình đang có bệnh sởi không được đi học hay đi đến các nơi đông người trong thời gian 10 ngày.

Muốn tránh cho trẻ em khỏi chết vì bệnh sởi. Cần cho trẻ ăn tốt. Cần tiêm chủng phòng bệnh sởi khi trẻ được 9 tháng tuổi.

c. Rubella

Bệnh Rubeon không nặng như bệnh sởi thông thường. Bệnh kéo dài 3-4 ngày. Ban phát nhẹ hơn. Đôi khi có hạch ở sau đầu, cổ sưng và đau.

Trẻ mắc bệnh phải nằm nghỉ tại giường và uống thuốc giảm đau nếu cần.

Phụ nữ mắc bệnh này vào lúc có thai được 3 tháng, có thể con đẻ ra có tổn thương hoặc bị dị dạng bẩm sinh. Vì vậy phụ nữ có thai, chưa bị bệnh rubeon này, nên tránh xa những trẻ em đang bị bệnh.

d. Quai bị

Dấu hiệu đầu tiên bắt đầu có sau khi bị lây từ một người bị quai bị 2-3 tuần.

Bệnh bắt đầu bằng sốt và có cảm giác đau khi há mồm hay nhai. Sau 2 ngày, sau tai và góc hàm thấy sưng rồi mới sang bên kia.

Cách chữa

Sau 10 ngày thì tự nhiên hết sưng mà không cần uống thuốc. Có thể uống thuốc hạ sốt, giảm đau. Cho thức ăn bổ, mềm và giữ cho miệng sạch.

Biến chứng

Ở người lớn và trẻ em trên 11 tuổi, sau tuần đầu có thể thấy đau ở bụng hoặc sưng, đau ở tinh hoàn (ở nam), hoặc ở vú (ở nữ). Người bị sưng như thế nên nằm hay ngồi yên một chỗ và đắp khăn lạnh vào chỗ sưng để giảm bớt đau và bớt sưng. Nếu có dấu hiệu viêm màng não, phải đi khám bệnh.

e. Ho gà

Bệnh ho gà bắt đầu từ 1-2 tuần sau khi bị lây từ trẻ ho gà khác. Ho gà khởi phát giống như bị cảm lạnh: Sốt, sổ mũi, và ho.

Hai tuần sau, cơn ho gà bắt đầu. Trẻ ho dồn dập nhiều lần, không kịp thở, cho đến khi khạc ra một cục nhày đặc, rồi trẻ lại hít hơi vào phổi với một tiếng rít. Khi ho như thế, môi, móng tay bị tím vì thiếu không khí. Sau cơ ho trẻ có thể nôn. Giữa các cơn ho, trẻ gần như có vẻ khỏe mạnh.

Ho gà thường hết sau 3 tháng hay lâu hơn.

Ho gà đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 1 tuổi, nên cần tiêm chủng sớm cho trẻ. Các trẻ nhỏ có thể bị ho gà nhưng không điển hình nên khó biết là bị ho gà. Nếu trẻ có những cơn ho, mắt sưng hay hum húp, trong khi xung quanh có một số trẻ bị ho gà thì nên điều trị ngay như ho gà.

Cách chữa:

* Vào giai đoạn đầu, trước khi cơn ho gà xuất hiện, nên dùng kháng sinh. Đối với trẻ em dưới 6 tháng, điều đặc biệt quan trọng là chữa sớm ngay khi thấy dấu hiệu đầu tiên.

* Trường hợp nặng, nhất là khi trẻ mất ngủ hay co giật, có thể dùng phenolbacbital.

* Để tránh cho trẻ khỏi bị sút cân và suy dinh dưỡng, nên cho ăn tốt và cho ăn lại ngay sau khi nôn.

Biến chứng

Có thể bị xuất huyết củng mạc mắt do ho gà, không cần phải điều trị. Nếu có co giật, hay dấu hiệu viêm phổi, viêm màng não cần đi khám bệnh.

g. Bạch hầu

Bệnh bắt đầu như cảm lạnh có sốt, nhức đầu và viêm họng. Có một màng màu vàng xám bám ở thành sau họng và có khi ở mũi và môi. Cổ trẻ có thể bị sưng. Hơi thở rất hôi.

Nếu nghi ngờ một trẻ bị bạch hầu:

- Để trẻ nằm cách ly trong một buồng riêng

- Đi khám bệnh ngay. Dùng kháng độc tố đặc biệt để chống bạch hầu.

- Uống pênicillin, viên 400.000 đơn vị, cho trẻ lớn uống 3 lần/ngày.

- Súc họng bằng nước muối ấm.

- Cho hít hơi nước nóng nhiều lần hay liên tục.

- Nếu trẻ bắt đầu khó thở và da trở nên tím, dùng miếng gạc quấn vào đầu ngón tay, gạt bỏ màng trắng bám ở trong họng.

Bạch hầu  là một bệnh nguy hiểm nhưng có thể đề phòng dễ dàng bằng cách tiêm chủng vắc-xin.

h. Bại liệt

Bệnh hay gặp nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Bệnh nhiễm virus này khởi phát như cảm có sốt, nôn, đau cổ. Đôi khi chỉ có thế. Nhưng cũng có khi một phần cơ thể bị yếu hay bị liệt. Thường có liệt một chân hoặc cả hai chân. Một thời gian sau chân liệt teo và không to nhanh như chân kia.

Cách chữa

Một khi bệnh đã phát ra, không có thuốc gì có thể làm hết liệt. Kháng sinh không có tác dụng. Châm cứu có thể giúp tình trạng khá hơn. Có thể dùng thuốc giảm đau non-steroid và đắp khăn nóng lên các cơ bị đau.

Phòng bệnh

Để trẻ bị bệnh trong một phòng riêng, cách ly với các trẻ khác. Người mẹ phải rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với trẻ ốm. Cách phòng bệnh tốt nhất là uống vắc-xin phòng bại liệt khi trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi.

Một trẻ bị tàn tật do bại liệt, cần được bồi dưỡng và tập vận động để củng cố những cơ còn lại. Trong năm đầu một phần sức lực có thể trở lại.


Thư viện thông tin y học Trung Ương



 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu (15/3)
 Bệnh trái rạ, thời điểm thích hợp để tiêm ngừa (22/11)
 Biến chứng thần kinh ở trẻ bị bệnh tay-chân-miệng (21/9)
 Phòng ngừa bệnh “chân, tay, miệng” (15/9)
 Phân biệt trái rạ với một số bệnh khác (25/7)
 Nhũ nhi mắc bệnh sốt xuất huyết, khó phát hiện! (6/7)
 5 quan niệm thường gặp về bệnh sốt xuất huyết (7/6)
 Những điều cần biết về sốt xuất huyết (30/5)
 Phòng chống Viêm gan virut ở trẻ em. (20/4)
 Bệnh rubella nguy hiểm như thế nào? (20/4)
 5 quan niệm sai lầm về bệnh thủy đậu (11/4)
 Bệnh tay, chân, miệng: Những câu hỏi thường gặp (6/4)
 Bệnh “tay, chân, miệng” và cách phòng chống (4/4)
 Bệnh sởi - Xử trí khi trẻ bị sởi (23/3)
 Làm thế nào biết trẻ bị sốt xuất huyết ? (10/3)
 Hà Nội: Trẻ em bệnh do virus tăng vọt (23/2)
 Mùa thủy đậu: Lưu ý điều gì? (18/1)
 Sốt xuất huyết nguy hiểm nhất chính là lúc hết sốt (18/7)
 Nhận biết và điều trị sốt virus ở trẻ em (20/6)
 Bệnh Rubella khác gì với bệnh sởi? (22/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i