Bệnh về tiêu hóa
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh về tiêu hóa
   Bé hay bị tiêu chảy khi uống sữa.

  Hỏi:

 Thưa bác sĩ, Con gái tôi bị tiêu chảy, nhập viện khi cháu được 22 ngày tuổi và xuất viện sau 8 ngày điều trị. Lúc mới sinh cháu cân nặng 3kg5, dài 52cm. Do ít sữa nên tôi cho cháu uống thêm sữa Nan chua, được 2 tuần tôi đổi sang sữa PreNan thì cháu xuất hiện tình trạng đi phân sống, có nhiều hạn màu trắng, đi nhiều lần trong ngày và bắt đầu sụt cân nhanh chóng.Bác sĩ chuẩn đoán cháu bị viêm ruột và cho cháu uống sữa Pregestimil trong vòng 1 tháng sau khi xuất viện, uống bổ sung men tiêu hóa Antibio, Sterogyl. Tôi đã thử đổi sữa cho cháu nhiều lần số lượng từ ít đến nhiều nhưng chỉ trong vòng 8 tiếng sau khi uống là cháu bắt đầu đi tiêu chảy, uống ít thì đi ít, uống nhiều thì đi nhiều lần, phân rất lỏng, nước nhiều và lẫn những hạt màu trắng. Tôi có cho cháu đi khám thì được kết luận cháu bị dị ứng sữa và yêu cầu chúng tôi tiếp tục cho cháu uống sữa Pregestimil. Hiện nay cháu đã được hơn 4 tháng, xin nhờ bác sĩ tư vấn giúp tình trạng hiện giờ của cháu. Xin chân thành cảm ơn. Phương Hạnh [hanhp@vms.com.vn]

Trả lời

   BS Hoàng Lê Phúc - Trưởng khoa tiêu hóa BV Nhi Đồng 1:  Bé có thể bị tình trạng bất dung nạp lactose. Lactose được tiêu hóa ở ruột non nhờ men lactase. Khi ta bị thiếu hoặc không còn men lactase nữa, lactose không được tiêu hóa, sẽ đi xuống ruột già, kéo theo nước gây tiêu chảy. Ở ruột già lactose được lên men sẽ làm tăng thêm tiêu chảy, làm đầy hơi, trung tiện nhiều,  tiêu phân bọt, toé nước. Men lactase có từ sau khi sanh và tồn tại đến 5-7 tuổi. Sau lứa tuổi này men lactase  sẽ giảm dần và không còn nữa ở hầu hết các chủng tộc, đặc biệt người châu Á. Điều này do yếu tố di truyền  và gọi là thiếu men lactase NGUYÊN PHÁT. Riêng trường hợp các bé còn quá nhỏ (< 5 tuổi) mà đã bị tình trạng này, có thể do bị thiếu men lactase THỨ PHÁT  sau một bệnh đường ruột nào đó, bạn nên đưa cháu đến cơ sở y tế để được khám và chữa bệnh kỹ hơn.

   Cách xử trí thiếu men lactase NGUYÊN PHÁT rất đơn giản. Chỉ cần giảm lượng sữa, uống từng ít một hoặc uống chung với thức ăn khác sao cho “hết” tiêu chảy là được. Tuy nhiên khi giảm lượng sữa tiêu thụ ở trẻ em, bé sẽ có nguy cơ thiếu canxi  và dưỡng chất khác nên bạn cần lưu ý bổ sung thêm các chất này. Ở nước ngoài, người ta có thể dùng men lactase “nhân tạo” để thêm vào sữa hoặc dùng sữa có bổ sung các vi khuẩn sinh axit, hay sữa giảm hoặc không có lactose.

   Bé bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh - Cách sử dụng “men tiêu hóa”

   Tiêu chảy là tác dụng phụ khá thường gặp của trị liệu kháng sinh. Nguyên nhân có thể do kháng sinh làm phá vở cân bằng vi sinh vật. Tiêu chảy do kháng sinh thường tự giới hạn trong vài ngày sau khi ngừng kháng sinh. Bạn cần cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều bữa từng ít một, tránh các thức uống ngọt trong thời gian này. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp diễn tiến không thuận lợi, kéo dài (đợt tiêu chảy hơn 14 ngày) hoặc  thậm chí rất năng cần phải điều trị dài ngày ở bệnh viện.

   Ở trẻ em khi phải dùng kháng sinh dễ gây tiêu chảy, bác sĩ  có thể  kê toa thêm một số chế phẩm probiotic (tạm dịch là trợ sinh) là các vi khuẩn sống, giống các vi khuẩn trong hệ vi sinh vật thường trú ở ruột để  tái lập cân bằng “sinh thái”. Antibio, Biovita, Biosubtyl, Enterogermina, Lactomin Plus, L-Bio, Ultra Levue… là các loại chế phẩm này. Các chế phẩm probiotics (trong dân gian thường gọi lầm là men tiêu hóa) không phải là thuốc, mà được xếp vào nhóm chất bổ sung dinh dưỡng. Có nhiều loại vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe đã được nghiên cứu, nói chung được chia làm các  nhóm sau:  nhóm sinh axit lactic, nhóm bifidus, nhóm sinh bào tử và nhóm nấm. Tuy nhiên cần lưu ý không phải loại chế phẩm nào có nhãn ghi probiotic cũng có hiệu quả như nhau (vì còn tùy chủng loại, tỷ lệ sống sót khi qua dịch vị…).

   Ba nguyên tắc chính để điều trị tiêu chảy tại nhà là uống nhiều nước để ngừa mất nước, ăn nhiều để có sức mà mau lành bệnh và tái khám đúng lúc. Các chế phẩm probiotics chỉ có tác dụng điều trị HỖ TRỢ trong một số loại tiêu chảy như  tiêu chảy do kháng sinh, do rotavirus…và hiệu quả chỉ ở mức vừa phải.

BS Hoàng Lê Phúc
 
 
 


 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phòng chống viêm đường tiêu hóa do Rotavirus. (23/1)
 Trị chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh. (23/1)
 Bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ (23/1)
 Loét dạ dày ở trẻ em và những biến chứng. (23/1)
 Nên cho trẻ uống vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy cấp (30/12)
 Phình đại tràng bẩm sinh (14/12)
 Đề phòng bệnh tiêu chảy do virus cho trẻ khi thời tiết khô lạnh (8/12)
 Trẻ bị táo bón kéo dài có thể do bất thường ở ruột (4/12)
 Trẻ bị táo bón kéo dài có thể do bất thường ở đường ruột (29/11)
 Hăm da ở trẻ tiêu chảy (19/11)
 Bệnh tiêu chảy gia tăng ở trẻ em (9/11)
 Phòng bệnh tiêu chảy mùa đông (1/11)
 Nhiễm độc vì kỵ thức ăn (18/9)
 Bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ em. (11/9)
 Đau bụng ở trẻ em. (5/9)
 Tiêu chảy: Bệnh thường gặp ở trẻ em (5/9)
 5 bệnh trẻ thường gặp vào mùa nắng. (29/8)
 Men tiêu hóa....khó tiêu hóa! (16/8)
 Ỉa chảy cấp ở trẻ em. (20/4)
 Tiêu chảy mùa hè - Bệnh không thể coi thường (19/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i