Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Dịch bệnh phức tạp bùng phát, cha mẹ nên làm gì để bảo vệ sức khỏe cho con?

Phòng còn hơn tránh, phụ huynh nên chủ động để bảo vệ sức khỏe cho các con của mình.

Những ngày gần đây, thông tin về loại virus mới có tên Adeno khiến trẻ gặp nguy hiểm có dấu hiệu bùng phát đã khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Giữa thời điểm giao mùa, không chỉ Adenovirus, rất nhiều bệnh dịch nguy hiểm khác cũng có khả năng tấn công trẻ bất cứ lúc nào. Vậy điều bố mẹ cần làm chính là phòng dịch bằng cách tăng đề kháng cho con và cả gia đình.

Dưới đây là một số lưu ý cho bố mẹ để bảo vệ sức khỏe cho con:

1. Tiêm chủng đầy đủ

Trong gói tiêm chủng mở rộng quốc gia, luôn có mũi vacxin phòng cúm. Chủng cúm thì mỗi năm mỗi khác, việc tiêm chủng thì không giúp con phòng tất cả các loại cúm, nhưng với những chủng cúm cơ bản, nguy hiểm thì sẽ rất có tác dụng.

Bố mẹ nên đưa con đi tiêm đầy đủ, mỗi năm 1 lần để nếu không may mắc bệnh, con sẽ có sẵn đề kháng cho bản thân.

2. Ăn uống đủ dinh dưỡng

Bố mẹ cố gắng lên thực đơn sao cho đảm bảo chất dinh dưỡng thông qua đủ các nhóm thực phẩm. Cụ thể:

- Vitamin B: để gây cảm giác thèm ăn. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B gồm có thịt heo, lươn, trứng, đỗ tương, chuối... Buổi sáng nếu trẻ uể oải không muốn ăn thì một trái chuối cũng có thể cung cấp rất nhiều năng lượng.

Dịch bệnh phức tạp bùng phát, cha mẹ nên làm gì để bảo vệ sức khỏe cho con?x - Ảnh 2.
- Vitamin C: có rất nhiều trong rau và hoa quả như rau cải, súp lơ xanh, ớt chuông xanh, những loại rau màu vàng và màu xanh... Ngoài ra vitamin C cũng giúp giảm stress rất tốt nên những mẹ bị stress với việc chăm con cũng rất cần bổ sung chất dinh dưỡng này cho cơ thể.

- Những loại rau giúp phục hồi sinh lực, tăng sức đề kháng và phòng cảm cúm: như cà tím, bí ngô, cà chua, dưa chuột, khổ qua...

Lưu ý bố mẹ nên:

- Hạn chế nguy cơ gia tăng vi khuẩn bằng cách giữ thực phẩm ở nhiệt độ thấp như cho vào tủ lạnh.

- Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng, nên khử độc thường xuyên sau khi dùng xong nếu cần thiết.

3. Cho con vận động nhiều và đi ngủ sớm

- Vận động thật nhiều vào mỗi buổi sáng giúp cho trẻ tăng cường sức khỏe và đề kháng.

- Đảm bảo trẻ ăn uống đầy đủ ngày 3 bữa, đi ngủ sớm, dậy sớm đúng giờ giấc.

4. Hạn chế đến nơi đông người

Giữa các giai đoạn dịch bùng phát, bố mẹ không nên cho con đến các khu vui chơi, nơi đông người để tránh lây lan dịch bệnh.

Ngoài ra, những hành động như ôm ấp, hôn trẻ có thể khiến trẻ dính phải các giọt bắn nước bọt từ người mang mầm bệnh, dù họ chưa có biểu hiện phát bệnh như ho, sốt. Cho nên ba mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp nhận những hành động đó.

5. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

- Rửa tay sạch sẽ và đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chơi đùa.

- Ăn uống hợp vệ sinh nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa gây hại sức khỏe trẻ.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, khuyến khích trẻ uống nhiều nước.

- Đảm bảo quần áo sạch sẽ.

- Quét dọn nhà cửa thường xuyên, gọn gàng ngăn nắp để tránh các động vật làm tổ trong nhà.

- Loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi.

- Duy trì thói quen nằm màn khi ngủ, kể cả buổi trưa để tránh các loại côn trùng...

6. Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Hình thành thói quen luôn đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà và thay khẩu trang mỗi ngày. Luôn mang theo xịt rửa tay khi cùng con ra ngoài, vì trẻ con sẽ sờ vào nhiều thứ liên tục, cần phải xịt khuẩn thường xuyên.

7. Lưu ý trường hợp nặng cần đưa trẻ đi viện

Nếu con có các biểu hiện như sốt cao, tiêu chảy, đau mắt đỏ,... thì lập tức đưa vào viện và làm xét nghiệm xem có phải con nhiễm virus Adeno hay những loại cúm khác không. Đặc biệt là trong trường hợp bé sốt cao không hạ, không chơi đùa, kém ăn, mệt mỏi...

Hy vọng các em bé đều khỏe mạnh qua mùa dịch nhé!


Theo Phụ nữ Việt Nam

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bé sốt cao mấy ngày không khỏi, mẹ bàng hoàng khi biết con nhiễm virus Adeno (21/9)
 Trẻ nhập viện tăng đột biến do nhiễm Adenovirus (16/9)
 Vì sao trẻ tiêm phòng lao nổi hạch? (16/9)
 Nguy cơ lây truyền bệnh cho trẻ từ nhà vệ sinh bẩn (10/9)
 Tinh hoàn lạc chỗ lên bụng bé ba tuổi (10/9)
 Trẻ bị viêm phổi, viêm phế quản có chữa khỏi hoàn toàn? (10/9)
 Căng thẳng là nguyên nhân khiến trẻ gái dậy thì sớm (6/9)
 Tăng đường huyết ở trẻ em (6/9)
 Những lưu ý bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong mùa mưa (25/8)
 Cách phòng bệnh cho trẻ mùa tựu trường (25/8)
 Hội chứng khô mắt ở trẻ và cách điều trị (17/8)
 Trẻ tuổi nào dễ bị nguy hiểm khi mắc cúm? (17/8)
 Cách sử dụng nước muối xịt mũi đúng cách (17/8)
 Môi trường sống xanh giúp trẻ tăng cường chức năng phổi (6/8)
 Bệnh giang mai ở trẻ có nguy hiểm? (6/8)
 Dấu hiệu trẻ cần điều trị hẹp bao quy đầu (6/8)
 Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết (29/7)
 Nhiễm trùng tai có thể gây mất thính giác tạm thời (29/7)
 Dấu hiệu đau đầu nguy hiểm ở trẻ (29/7)
 Nghe TIẾNG HO của con để đoán bệnh: Bác sĩ chỉ ra 10 kiểu ho, 3 dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bé đến bệnh viện sớm nhất! (18/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i