Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay rướn hoặc vặn mình khi ngủ


Giấc ngủ vô cùng quan trọng để giúp trẻ nhanh lớn, khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên nếu mẹ thấy con khó đi vào giấc ngủ, trẻ ngủ không sâu giấc và thường xuyên vặn mình, rướn người thì hãy tìm hiểu nguyên nhân và có cách chữa trị phù hợp để giúp con ngủ ngon, sâu giấc và đủ lâu.

Trẻ ngủ vặn mình, rướn mình là biểu hiện nhiều căn bệnh, và nếu không được điều chỉnh từ sớm sẽ làm tình trạng rối loạn giấc ngủ nặng hơn từ đó ảnh hưởng đến người chăm sóc và năng lực trí tuệ, hành vi, cảm xúc của trẻ sau này. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân và cách chữa trị cho chứng bệnh này nhé.

Nguyên nhân bệnh lý


Ngủ hay vặn mình là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm

Trào ngược dạ dày thực quản
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ hay rướn mình khi ngủ có thể là do chứng trào ngược dạ dày thực quản. Đây là một căn bệnh thường gặp ở trẻ do hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị những chứng bệnh liên quan đến dạ dày. Ngoài chứng rướn mình khi ngủ thì mẹ cũng thấy những biểu hiện rõ ràng khác của bệnh này như trẻ thường ọc sữa, biếng ăn, hay quấy khóc vô cớ, quấy đêm nhiều dẫn đến chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.

Trẻ bị còi xương do thiếu canxi
Tình trạng thiếu canxi thường gặp ở những trẻ sinh non hoặc thiếu dinh dưỡng như không sữa mẹ không chất lượng, dị ứng với sữa hoặc không tiếp xúc thường xuyên với nắng mặt trời... gây nên hội chứng chân không yên khi ngủ.

Lúc này mẹ sẽ thấy những triệu chứng khó ngủ của trẻ như hay vặn mình, rướn mình, ngủ không sâu giấc, dễ bị kích động, thường quấy khóc về đêm, bị đổ mồ hôi trộm, ngủ gắt và nhạy cảm với âm thanh. Đồng thời mẹ cũng có thấy những biểu hiện của bệnh còi xương như chán ăn, chậm lớn, chậm phát triển vận động. Trẻ thiếu những vi chất dinh dưỡng như magie, kẽm, sắt cũng có thể gây khó ngủ.

Các bệnh lý nội khoa ở trẻ
Trẻ mắc các bệnh lý nội khoa khác như viêm tai giữa, các bệnh về thần kinh, nhiễm khuẩn đường mũi họng hoặc đường hô hấp làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến trẻ khó thở, ngủ ngáy do đó trẻ ngủ không sâu giấc.

Viêm da dị ứng
Ngoài ra những bệnh như viêm da dị ứng khiến cho da trẻ bị ngứa ngáy, côn trùng chui vào tai cũng khiến trẻ khó chịu, hay cử động giật chân, hết chân này đến chân kia làm trẻ mệt mỏi, hay ngủ vào ban ngày, trẻ ngủ không sâu giấc về đêm.

Nguyên nhân sinh lý


Bú quá no hoặc quá đói cũng khiến trẻ ngủ hay vặn mình

Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh: Nhiệt độ không phù hợp sẽ khiến cho trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

Do trẻ quá no hoặc quá đói: Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ con non yếu nên nếu mẹ cho bú quá no sẽ khiến con khó ngủ, vặn mình và ọc sữa, ngược lại nếu trẻ đói, thiếu năng lượng cũng khiến cơ thể mệt mỏi, không đi vào giấc ngủ được khiến trẻ khó chịu và quấy khóc.

Tiểu tiện, đại tiện trong khi ngủ: Trẻ thường có biểu hiện đầu cựa quậy, vặn mình, uốn người khi muốn rặn tiểu, đại tiện do cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang chưa phát triển hoàn thiện, khi cần vệ sinh sẽ khiến trẻ khó chịu, đỏ mặt và quấy khóc không ngủ được. Hoặc trẻ đi tiểu trong giấc ngủ làm ướt tã, bỉm làm trẻ khó chịu không ngủ được.

Các nguyên nhân thuộc về sinh hoạt hằng ngày

Không phân bổ thời gian giấc ngủ hợp lý có thể khiến trẻ khó ngủ
Một số bé vì cha mẹ rất cưng chiều nên thường được cha mẹ bế bồng, đưa võng nôi trước khi ngủ, lâu dần trẻ sẽ phụ thuộc vào những thói quen này. Vì vậy nếu cha mẹ không còn còn thực hiện những hành động này nữa thì trẻ sẽ không ngủ được, từ đó thường xuyên cựa mình, rướn người và khóc to, ngủ không sâu giấc.

Không phân bổ thời gian giấc ngủ của trẻ hợp lý, thông thường trẻ cần ngủ nhiều giấc trong một ngày nhưng nếu giấc ngủ ban ngày của trẻ quá dài sẽ làm trẻ khó ngủ vào buổi tối.

Môi trường xung quanh bé quá ồn ào như những tiếng nói chuyện thường ngày, tiếng xe cộ, tiếng tivi, máy giặt... Hoặc nếu trẻ tiếp xúc nhiều với các dụng cụ phát ra ánh sáng xanh như ipad, điện thoại, tivi, máy tính trước giờ đi ngủ thì cũng khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ.

Nơi ngủ của bé bị thay đổi thường xuyên hoặc quá sáng, quá tối làm giảm sản xuất melatonin, một hormon của cơ thể đóng vai trò điều hòa nhịp sinh học của trẻ làm bé cảm thấy không an toàn, gây khó ngủ.

Do điều kiện vệ sinh nơi ngủ kém, tã của trẻ bị ướt, giường chiếu không sạch sẽ hoặc trẻ bị quấn khăn hoặc mặc quần áo quá chật chội làm trẻ ngứa ngáy, khó ngủ và gây ra phản ứng như vặn mình, gồng mình.

Thông thường triệu chứng vặn mình khi ngủ nếu do những nguyên nhân sinh lý hoặc thói quen thường ngày thì ba mẹ có thể tự điều chỉnh sao cho phù hợp. Tuy nhiên nếu biểu hiện của trẻ nặng hơn như trẻ khó ngủ cả ngày lẫn đêm, vào cữ khuya trẻ hay thức giấc nhiều lần, người đổ nhiều mồ hôi, hay nôn trớ, ọc sữa, rụng tóc, chậm lên cân trong 3 tháng đầu thì đây có thể là biểu hiện của trẻ bị bệnh và mẹ cần đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị.

Nguồn: Tổng hợp

 

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng: Cần chăm con thế nào cho đúng? (25/8)
 Mách mẹ 11 bước cho bé bú dễ dàng (17/8)
 Một số lời khuyên cho con bú đúng cách (17/8)
 Những cử chỉ của trẻ khiến mẹ cảm thấy cực kỳ phiền phức nhưng lại chứng tỏ bé yêu mẹ nhất nhà (17/8)
 Bé từ chối bú mẹ có phải bệnh? (17/8)
 Mùa hè, làm mát cho trẻ không sai nhưng mẹ cần giữ ấm 2 bộ phận này để tránh con mắc bệnh (6/8)
 Trẻ sinh ra ở 3 thời điểm này được hưởng phúc lành, cả đời sung túc (6/8)
 3 chạm, 5 không chạm, mẹ nào cũng nên ghi nhớ để giúp bé yêu thông minh, mau lớn (6/8)
 Thời điểm tốt nhất để cho trẻ uống sữa giúp hấp thu dinh dưỡng gấp đôi (29/7)
 4 yếu tố ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ (18/7)
 12 quan niệm chăm sóc trẻ nhỏ sai lầm thời xưa: Dừng ngay lại kẻo hại con (18/7)
 Bí quyết giúp mẹ rèn con ngủ xuyên đêm, thành công chỉ sau 1 tuần (18/7)
 Sự thật về việc cắt lông mi cho trẻ sơ sinh để con có đôi mi dài, cong vút? Mẹ bầu nên ăn gì để bé có đôi mắt "thiên thần"? (18/7)
 Nhận biết trẻ sơ sinh thông minh qua 6 dấu hiệu (5/7)
 Đặt tên con trai: Ý nghĩa, hợp phong thủy, tiền đồ rộng mở, con bạn đang có tên này thật đáng chúc mừng (5/7)
 Mẹo chăm sóc con ăn ngon ngủ ngoan (5/7)
 Cho con ngủ ở phòng điều hòa, mẹ cần che chắn kỹ 3 bộ phận này để con không bị nhiễm lạnh (5/7)
 Đứa trẻ thuộc 4 tuổi này sinh ra đã có số làm quan to, bố mẹ dễ hưởng phúc sâu lộc dày (5/7)
 Nước tiểu và mồ hôi của trẻ sơ sinh có mùi khó chịu, mẹ đừng chủ quan bởi có thể con bị rối loạn chuyển hóa - căn bệnh gây tử vong rất cao (5/7)
 Dấu hiệu và cách phòng nhiễm trùng tai ở trẻ (29/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i