Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Vì sao trẻ ăn vạ?

Trẻ nằm lăn ra sàn, gào khóc ăn vạ... là cách biểu thị giận dữ khi không được đáp ứng nhu cầu, theo chuyên gia Lê Phương Vinh.

Đưa con hai tuổi đến khu vui chơi, đến giờ về, chị Khánh Phương (30 tuổi, TP HCM) lúng túng khi cậu bé đang vui vẻ, bỗng nằm lăn ra sàn gào khóc thật to, giãy giụa, khi mẹ gọi về.

Ông Lê Phương Vinh, giám đốc văn phòng đại diện Viện giáo dục Montessori Việt Nam cho biết, những tình huống này thường bị phụ huynh hiểu là trẻ có hành vi ăn vạ.. nhưng thực chất đó là cách trẻ bộc lộ sự giận dữ.

Cơn giận dữ không phải sự cố tình. Nó là hiện tượng xảy ra khi trẻ nhận được câu trả lời "không" ở người lớn dẫn đến thất vọng và buồn bực. Sự giận dữ là kết quả chứ không phải hành động có mục đích.

 

Nằm lăn ra khóc, giãy giụa là phản ứng thường thấy của trẻ khi thất vọng, buồn bực về một điều gì đó. Ảnh minh họa: The Asian Parent.

Chuyên gia phân tích, cậu bé hai tuổi gào khóc vì đang say mê với trò chơi thì bị mẹ đột ngột cắt ngang, không có sự chuẩn bị về tâm lý. Gặp sự phản kháng của con, phụ huynh thường có cảm giác xấu hổ trước đám đông và có khuynh hướng: Đồng ý với đòi hỏi của con để dập tắt tiếng khóc hoặc quát mắng, dọa nạt, bỏ đi.

"Cả hai cách này đều sai lầm bởi con thấy cha mẹ nhượng bộ, chúng sẽ hiểu rằng chỉ cần khóc lóc và giận dữ có thể làm thay đổi quyết định của người lớn. Những cơn giận dữ không có mục đích ban đầu sẽ trở thành có mục đích. Quát mắng hoặc bỏ đi có thể khiến trẻ tổn thương tâm lý, tự ti, thậm chí mất an toàn cho bé", ông Vinh nói.

Thực tế, việc này rất dễ giải quyết bằng cách thông báo. Ví dụ, đưa bé đến công viên, ba mẹ nói: "Chúng ta sẽ chơi ở đây trong một tiếng nhé". Khi sắp đến giờ kết thúc, phụ huynh nhắc nhở, thông báo cho con, có thể nhấn mạnh con chơi thêm một lần nữa rồi mình sẽ về. Sự thông báo trước sẽ giúp cho trẻ chuẩn bị tâm lý, dễ dàng hợp tác hơn.

Trường hợp đã thông báo mà trẻ vẫn không chịu về, ba mẹ sẽ giải thích hết giờ chơi, cung cấp hai sự lựa chọn: một là con tự về, hai là cha mẹ giúp con về (bế trẻ đi); cùng với việc đưa ra lựa chọn, ba mẹ thông báo lần sau sẽ không đưa con đi chơi nữa vì con không tuân thủ nguyên tắc. Lưu ý, phụ huynh cần nhất quán thực hiện điều đã nói, tức lần sau đến ngày đi chơi định kỳ thì sẽ không cho trẻ đi, nhắc lại để con hiểu nguyên nhân.

"Lúc này trẻ có thể phản ứng nhưng sẽ học được bài học nguyên nhân - hệ quả: không tuân thủ lời hứa thì sẽ không được đi chơi nữa", vị chuyên gia phân tích.

Bất cứ lúc nào trẻ ăn vạ, cha mẹ hãy hiện diện bên cạnh, giữ tâm trạng bình tĩnh, giúp trẻ gọi tên cảm xúc và gợi ý hướng giải quyết. Ví dụ, phụ huynh có thể nói: "Mẹ biết con đang rất buồn, giận về việc này và con đang khó chịu. Mẹ ở đây và lắng nghe con khóc, khi nào con bình tĩnh thì mình cùng nói chuyện nhé".

Dần dần, khi ba mẹ xây dựng tốt thói quen thông báo (trước khi đi, sắp về), cung cấp sự lựa chọn (con tự về hay ba mẹ hỗ trợ), thể hiện sự lắng nghe khi trẻ bộc lộ cảm xúc, trẻ sẽ giảm cường độ chống đối, vui vẻ chấp nhận việc ngừng chơi để về nhà.

Ông Vinh nhấn mạnh, kết quả ăn vạ là giống nhau, nhưng nguyên nhân thì khác nhau. Như câu chuyện ở trên, trẻ khóc vì phải chấm dứt trò chơi mình yêu thích. Nhưng có rất nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ nổi giận, thậm chí là quá mệt, quá đói, món đồ yêu thích đặt sai vị trí, thay đổi người chăm sóc... Vì vậy để giải quyết và ngăn ngừa sự giận dữ ở trẻ dưới 3 tuổi, phụ huynh cần hiểu đúng về cơn giận, bình tĩnh suy xét lý do để có cách xử sự phù hợp, kịp thời xoa dịu trẻ.

Để ngăn ngừa cơn giận dữ, chuyên gia gợi ý cha mẹ nên thiết lập những quy trình nhất quán hàng ngày, giúp trẻ dự đoán điều gì có thể diễn ra tiếp theo, an tâm và tận hưởng cuộc sống.

Quan trọng hơn, cha mẹ cần quan sát con để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu phản ánh nhu cầu của trẻ, có kế hoạch dự phòng (khi đi chơi, đi xa)... nhằm tránh các tình trạng đói quá, mệt vì quá buồn ngủ...

Trong mối quan hệ với trẻ, cần đặt ra những giới hạn phù hợp và luôn tuân thủ chúng. Ba mẹ cần thông báo trước mọi hành động và khuyến khích trẻ giao tiếp để thể hiện điều muốn nói, cung cấp cho trẻ sự lựa chọn, tránh những tình huống gây ra cơn giận.

"Vượt qua cảm xúc tiêu cực, giận dữ là một kỹ năng quan trọng mà trẻ chỉ có được sau một quãng thời gian thực hành, luyện tập", ông Vinh nói.

Nguồn VNE

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mẹo để trẻ tránh xa ổ cắm điện (4/6)
 5 sai lầm trong cách nuôi dạy khiến con trai lớn lên cục cằn, gia trường, con gái dễ bị cám dỗ, lừa gạt (4/6)
 Trẻ đánh nhau tranh giành đồ chơi, cha mẹ làm điều này, trẻ ngoan, dễ bảo, biết cách chia sẻ với người khác (4/6)
 Kỹ năng của trẻ có tương lai thành công (26/5)
 Đừng để la mắng trở thành ám ảnh trong ký ức tuổi thơ của trẻ (26/5)
 Giáo dục gia đình: Chuẩn mực phải bắt đầu từ lời nói (26/5)
 Những cách giúp tăng chỉ số IQ cho trẻ (13/5)
 Muốn con ngoan ngoãn, giỏi giang, có 13 điều cha mẹ phải dạy con trước 4 tuổi (13/5)
 Không phải tự nhiên trẻ thích đọc sách, cha mẹ sớm áp dụng 3 cách này, trẻ sẽ say mê với việc đọc hơn (13/5)
 Dạy con bảo vệ bản thân bằng QUY TẮC MẬT MÃ với người lạ, chỉ nói 1 từ tưởng đơn giản nhưng lại hiệu quả không ngờ (13/5)
 3 điều cha mẹ càng tàn nhẫn, con cái càng thành công (13/5)
 Mẹ đến kỳ kinh nguyệt, con gái hỏi ''sao mẹ lại mặc bỉm'', lời giải thích của người mẹ khiến nhiều phụ huynh phải học hỏi (4/5)
 10 kỹ năng sống cơ bản mà đứa trẻ nào cũng phải nắm vững trước khi bắt đầu học lớp 1, cha mẹ nên lưu ý (4/5)
 Bé trai phá tan tành chiếc ô tô vừa mới được tặng, bố tức giận mắng chửi con trước mặt khách nhưng vừa nghe lời giải thích lập tức hối hận (22/4)
 Khi thấy người lạ, bé bỗng nhiên khóc lớn, không phải mê tín nhưng nhất định người mẹ phải biết 4 lý do này (22/4)
 Cha mẹ có những hành vi này dễ sinh ra những đứa con trai bất hiếu, sai lầm thứ 3 đa số phụ huynh đều mắc phải (15/4)
 Con gái không may làm đổ nước ngọt vào quần áo, cách xử lý của 2 bà mẹ làm nên 2 cuộc đời khác biệt (15/4)
 Khủng hoảng vì áp lực phải giỏi giang (4/4)
 Cha mẹ nên làm gì giúp trẻ độc lập, tự tin? (4/4)
 Cách giáo dục giới tính và tình dục ở nước ngoài (22/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i