Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   Mẹ đã biết về 6 tư thế cho con bú đúng cách, không lo sặc và bé bú được nhiều sữa nhất chưa?


Lâu nay ai cũng nghĩ cho con bú là điều hết sức đơn giản. Nhưng để nắm được tư thế cho con bú đúng cách, không bị sặc và bú được nhiều sữa nhất lại không hề đơn giản. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc này.


Mẹ có thể lựa chọn các tư thế cho trẻ bú khác nhau nhưng phải đảm bảo cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái nhất, trẻ bú được nhiều sữa nhất. Cụ thể:

- Phần đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng;

- Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ;

- Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú;

- Với trẻ sơ sinh, bên cạnh việc đỡ đầu và lưng, mẹ cũng cần phải đỡ mông trẻ.

6 tư thế cho con bú đúng cách, không lo sặc sữa

Tư thế ôm nôi

Đây là tư thế đơn giản và dễ làm nên được hầu hết chị em áp dụng. Với tư thế này, mẹ cần thực hiện các động tác sau:

- Bế em bé lên bằng hai tay và ngồi xuống ghế hoặc giường, tìm vị trí ngồi có điểm tựa vững chắc;

- Đặt thân và đầu của bé nằm trên một đường thẳng;

- Bụng của mẹ và bé áp sát với nhau;

- Mặt bé ở vị trí đối diện với núm vú.


Tư thế ngồi cho con bú

Với tư thế ôm nôi, mẹ ngồi vững chắc và bế trẻ nằm ôm vào lòng, hai tay tạo thành vòng cung ôm lấy trẻ. Mẹ cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía với bầu ngực đó để đỡ bé. Tay dùng để đỡ trẻ là tay cùng phía với bầu ngực trẻ đang bú.

Mẹ cần đảm bảo ba điểm: Tai - vai - hông bé nằm trên một đường thẳng, bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực của mẹ sao cho bụng bé chạm bụng mẹ, mặt của bé chạm ngực mẹ.

Khi đã ổn định ở tư thế này mẹ bắt đầu cho trẻ bú. Trường hợp trẻ bú yếu, các mẹ có thể dùng tay còn lại để giữ phần đầu của bé hoặc cố định đầu ti để không bị trượt ra khỏi miệng trẻ.

Tư thế ôm bóng

Tư thế ôm bóng khi cho trẻ bú phù hợp với một số trường hợp sau:

- Mẹ sinh mổ nhưng vết thương chưa lành;

- Đầu ti của mẹ bị tụt vào sâu bên trong hoặc bị dẹt khiến bé khó khăn khi bú bằng các tư thế khác;

- Mẹ có bầu vú hoặc đầu ti quá lớn;

- Sữa mẹ chảy quá mạnh khi trẻ bú.


Tư thế ôm bóng khi cho trẻ bú

Tư thế ôm bóng cho phép mẹ nhìn rõ và kiểm soát đầu của con tốt hơn, hạn chế việc người bé đè lên vùng vết mổ. Cách thực hiện như sau:

- Cho bé nằm bên phải hoặc bên trái cánh tay sao cho miệng của bé ở vị trí ngang tầm với đầu ti của mẹ;

- Dùng tay thuận nhất để đỡ phần đầu và gáy của em bé, tay còn lại giữ phần ngực và tiến hành cho bé bú.

Tư thế giữ Koala
Với tư thế này mẹ sẽ ngồi thẳng, đặt bé ngồi trên đầu gối, điều chỉnh ngực vừa tầm với miệng bé, dùng đầu gối làm điểm tựa và hai tay của mẹ sẽ giữ người bé. Tư thế này hỗ trợ khi người mẹ bị nhức mỏi tay, không thể dùng nhiều lực để giữ bé. Đây là tư thế mô phỏng theo cách gấu Koala cho con bú.

Tư thế ngồi tựa lưng cho con bú
Người mẹ nằm ngả lưng về phía sau (dựa lưng vào vách hoặc có gối kê) giữ nghiêng khoảng một góc 45 độ. Tiếp đó, đặt bé nằm trên bụng và tì vào ngực mẹ để bú. Mẹ nhẹ nhàng đặt tay trên lưng hoặc đỡ nhẹ phía sau đầu của trẻ. Với tư thế cho con bú này, mẹ không cần phải dùng sức quá nhiều để giữ bé.


Tư thế nằm cho con bú

Tư thế nằm cho con bú áp dụng trong các trường hợp sau: Mẹ sau sinh vẫn chưa hồi phục, không có đủ sức khỏe để ngồi cho bé bú; mẹ cho trẻ bú để trẻ ngủ; mẹ muốn tranh thủ nghỉ ngơi khi cho bé bú.

Tư thế nằm cho con bú
Kỹ thuật của tư thế nằm cho con bú:

- Người mẹ nằm nghiêng, dùng gối kê cao đùi và đầu gối;

- Đặt bé nằm theo tư thế nghiêng, quay đầu bé vào ngực mẹ;

- Điều chỉnh sao cho miệng bé đối diện với núm vú;

- Kê gối hoặc dùng tay đỡ đầu bé cao để tránh hiện tượng sặc sữa;

- Kéo người bé sát lại gần mẹ để bú;

Mẹ dùng tay còn lại đỡ đầu hoặc ôm hông trẻ để con dễ bú hơn.

Nằm cho con bú là tư thế được rất nhiều mẹ thực hiện bởi bé ti được nhiều sữa, mẹ được thư giãn và thoải mái nhất. Chính vì vậy, mẹ và bé rất dễ bị ngủ quên. Trường hợp mẹ ngủ quên không rút ti ra khỏi miệng con có thể dẫn tới tình trạng đầu ti đè lên mũi của trẻ gây ngạt thở, rất nguy hiểm.

Vì vậy, khi cho con bú ở tư thế này mẹ phải luôn tỉnh táo để quan sát, đảm bảo an toàn khi cho con bú, chỉ ngủ khi ti mẹ đã rút ra khỏi miệng của bé.

Tư thế cho bé bú song sinh
Tư thế cho bé bú song sinh được áp dụng cho các mẹ sinh đôi, kỹ thuật thực hiện như sau:

- Đặt hai bé song song hai bên hông của mẹ, hai chân bé để sau lưng mẹ, đầu bé hướng về trước, mặt áp vào đầu vú của mẹ;

- Mẹ có thể dùng gối chữ U kê bên dưới để tránh bị mỏi tay khi đỡ bé. Nhưng không nên đặt bé hoàn toàn xuống gối vì bé sẽ không bú được sữa;

- Điều chỉnh tư thế lần lượt từng bé, khi bé này ổn định thì tiếp tục bé còn lại. Lưu ý: Mẹ nên thay đổi vị trí bú của hai bé để lượng sữa tiết ra đều nhau, đầu vú không bị chênh lệch và bảo vệ mắt bé hoạt động cân đối.

Tư thế cho trẻ song sinh bú

Kỹ thuật giữ bầu vú khi cho trẻ bú
Bên cạnh việc cho trẻ bú đúng tư thế, mẹ cũng cần hỗ trợ để con có thể bú được nhiều sữa nhất có thể. Các mẹ có thể tham khảo kỹ thuật giữ bầu vú khi cho trẻ bú như sau:

- Mẹ đặt 4 ngón tay áp vào thành ngực ở dưới vú;

- Ngón tay trỏ nâng vú;

- Ngón tay cái để ở phía trên;

- Các ngón tay của bà mẹ không nên để quá gần núm vú và không nên khum lại như gọng kìm khi đỡ vú vì sẽ chặn dòng sữa chảy ra.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ khi mới chào đời và nuôi con bằng sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho cả mẹ và con. Trẻ cần được bú sữa non trong vòng một giờ đầu sau sinh, được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến khi 24 tháng để có thể phát triển toàn diện nhất.

Tuy nhiên, để quá trình nuôi con bằng sữa mẹ thành công, các mẹ cần nắm rõ các tư thế cho trẻ bú đúng cách để con bú được nhiều sữa nhất.

Nguồn Phụ nữ Việt Nam

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 9 trường hợp tuyệt đối không nên cho bé bú sữa mẹ kẻo hối hận không kịp (15/6)
 ​Những lưu ý trong chăm sóc trẻ sơ sinh (4/6)
 10 dấu hiệu cảnh báo trẻ ngưng thở khi ngủ (4/6)
 Trẻ sinh ra vào ban ngày và ban đêm có gì khác biệt? (4/6)
 Muốn biết IQ của trẻ sơ sinh cao hay không chỉ cần nhìn 3 điều này là biết (4/6)
 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ (26/5)
 Bệnh viêm gan có lây qua sữa mẹ? (26/5)
 5 kiểu chơi đùa của bố mẹ với trẻ sơ sinh tưởng vui vẻ nhưng thực chất đẩy con vào "bẫy tử thần" (26/5)
 Trẻ sinh ra bởi người mẹ bị ốm nghén có não phát triển tốt, IQ cao? Chuyên gia lý giải sự thật khiến ai cũng bất ngờ (26/5)
 Lần đầu tiên điều trị thành công ca uốn ván sơ sinh (13/5)
 Mẹ có biết: Chẳng những không cần thiết mà đeo bao tay còn khiến bé đối mặt với chứng “hair tourniquet” (13/5)
 3 điểm khác biệt lớn giữa trẻ nằm gối và trẻ không nằm gối khi ngủ (13/5)
 90% các bà mẹ thường cho trẻ sơ sinh tắm nắng, bác sĩ cảnh báo đó là sai lầm nghiêm trọng! (4/5)
 Trẻ nằm gối và trẻ không nằm gối khi ngủ lớn lên sẽ có 3 điểm khác biệt: Bố mẹ nên lưu ý để thay đổi kiểu ngủ cho con (4/5)
 Biến chứng nguy hiểm từ vàng da ở trẻ sơ sinh (22/4)
 Trẻ sơ sinh tăng cân quá nhanh có nguy hiểm? (28/3)
 Phẫu thuật cứu bé 15 ngày tuổi dị tật ruột hiếm gặp (28/3)
 Không rơ miệng, bé sơ sinh nhiễm khuẩn tụ cầu nặng (18/3)
 Trẻ sơ sinh tử vong vì đi khám muộn (18/3)
 6 cách rèn luyện trí thông minh cho trẻ sơ sinh: Cha mẹ áp dụng sớm sẽ khai phá được tiềm năng vô tận của con mình (6/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i