Mang thai và sinh đẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Mang thai và sinh đẻ
   Chăm sóc vùng kín đúng cách

Vệ sinh vùng kín đúng cách, ăn uống hợp lý giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, nấm, ngứa.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thơ, Phó trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP HCM, hướng dẫn các cách chăm sóc vùng kín.

Duy trì cân bằng pH

Âm đạo là môi trường acid, chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp chống viêm nhiễm và được bôi trơn tự nhiên. Bình thường độ pH của âm đạo nằm trong khoảng từ 3,8 đến 4,5 nhưng việc thụt rửa có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số này. Thụt rửa sẽ làm giảm tính acid của âm đạo, phá vỡ hệ vi sinh vật có lợi và khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn có hại.

Tránh dùng xà phòng hoặc dung dịch làm sạch quá mạnh ở âm hộ hoặc âm đạo, vì các chất tẩy rửa này có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng pH.

Chọn quần lót, vệ sinh đúng cách

Khu vực này luôn cần được giữ sạch sẽ, khô thoáng và việc chọn đồ lót có ảnh hưởng rất lớn. Một số loại đồ lót bó sát, một số chất liệu vải có thể tạo điều kiện nóng ẩm khiến nấm dễ phát triển. Nên dùng đồ lót bằng các chất liệu như cotton và tránh quần lọt khe.

Khi đi vệ sinh, nên lau âm đạo từ trước ra sau để tránh âm đạo bị lây nhiễm vi khuẩn và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang. Không lau vùng kín bằng các loại giấy có hương thơm vì sẽ gây kích ứng dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu.

Lưu ý kỳ kinh nguyệt

Những ngày đèn đỏ, vùng kín thường ẩm ướt, nên cố gắng giữ khô ráo và sạch sẽ nhất có thể. Máu kinh không bẩn, giống như bất cứ loại máu khác trong cơ thể, nhưng khi gặp điều kiện ẩm ướt và tiếp xúc với không khí sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể nếu không được vệ sinh vùng này thường xuyên.

Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, hãy vệ sinh vùng kín thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhẹ dịu 2-3 lần mỗi ngày. Thời gian vàng để thay băng vệ sinh là mỗi 4 giờ. Nếu băng vệ sinh đã thấm quá nhiều hoặc cảm thấy khó chịu do ẩm ướt, nên thay ngay khi cần.

Thực phẩm nên dùng

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất và uống nhiều nước giúp chăm sóc "cô bé" và bảo vệ sức khỏe sinh sản. Tránh ăn thức ăn cay và nhiều dầu mỡ, hành tỏi... vì có thể làm mất cân bằng độ pH và cũng là lý do gây ra mùi ở vùng kín.

Có thể dùng một số loại thực phẩm để điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe âm đạo như sữa chua (phòng ngừa hỗ trợ điều trị nấm, nên ăn mỗi ngày), việt quất (nước ép việt quất có lợi cho bàng quang và "axit hóa" nước tiểu để giúp độ pH luôn duy trì ổn định), quả giàu vitamin C (tạo ra môi trường axit, chống nhiễm khuẩn nấm men).

Tránh viêm nhiễm

Các loại nhiễm trùng âm đạo thường gặp là nhiễm vi nấm, vi khuẩn âm đạo và trùng roi trichomonas, bên cạnh các bệnh lây qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu, chlamydia, sùi mào gà, herpes sinh dục...

Nếu có những triệu chứng bất thường, không nên tự điều trị mà cần đến bệnh viện chuyên khoa khám càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Khám phụ khoa định kỳ

Khám phụ khoa giúp phát hiện, theo dõi và điều trị kịp thời các bệnh phụ nữ thường gặp như viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng tiết niệu, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung... Khám phụ khoa ít nhất hai lần mỗi năm tại các bệnh viện chuyên khoa hoặc phòng khám phụ khoa uy tín.

Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ khuyến cáo phụ nữ có quan hệ tình dục nên sàng lọc phụ khoa lần đầu tiên lúc 21 tuổi và xét nghiệm PAP để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư.

Tập thể dục cho vùng kín

Để tăng cường sức khỏe vùng kín và bảo vệ sức khỏe tổng thể, tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, kegel, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Lê Phương (Vnexpress.net)

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bệnh tuyến giáp tự miễn tăng khả năng vô sinh ở nữ (22/3)
 Thai phụ mắc Covid-19 có cần nhập viện? (18/3)
 Cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ (18/3)
 3 bộ phận nhất định phải thật sạch sẽ trước khi lên bàn đẻ, mẹ bầu ghi nhớ để vệ sinh đúng cách (11/3)
 Thai nhi cảm nhận được tiếng nhạc, lời nói và tình cảm từ trong bụng mẹ, liệu bé có biết ''chuyện yêu'' của bố mẹ hay không? (11/3)
 Bệnh nhân ung thư vú có nên cho con bú? (6/3)
 Thai nhi 37 tuần bị xuất huyết nội sọ ngay trong bụng mẹ, 16 bác sĩ hợp sức cứu trong 1 giờ (6/3)
 Không có tinh trùng (2/3)
 Nam giới uống rượu có thể gây dị tật tim bẩm sinh ở con (2/3)
 Thai nhi bị sa dây rốn, thò chân ra ngoài cửa mình mẹ (19/2)
 Độ tuổi ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản? (19/2)
 Các chỉ số siêu âm thai nhi mẹ bầu cần nắm rõ, ngoài BPD và FL còn rất nhiều kí hiệu quan trọng khác (19/2)
 3 vấn đề hay gặp khi mang thai khiến trẻ sinh ra rất khó nuôi, thậm chí còn thấp bé nhẹ cân (19/2)
 Bà bầu ngồi nhiều có sao không? (8/2)
 Thai phụ F0 nhau cài răng lược đâm xuyên tử cung (8/2)
 Bỏ ngay 4 tư thế ngồi này nếu không muốn khiến thai nhi thiếu oxy (8/2)
 Khi mang thai mẹ bầu nhớ làm điều này để con sinh ra không có vết bớt chàm xấu xí (8/2)
 Xin mổ sớm để tránh sinh con năm Dần (29/1)
 Năm 2022 sinh con vào tháng nào là đẹp và hợp tuổi bố mẹ nhất? (29/1)
 Khám thai và sinh con mùa dịch - những điều mẹ bầu cần lưu ý (20/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i