Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   3 kiểu cha khó dạy con nên người

Nếu người cha lờ đi trách nhiệm với gia đình, chắc chắn trẻ sẽ lớn lên trong sự bất an, ảnh hưởng tới nhân cách sau này.

Đại học Harvard và Đại học Yale (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu 12 năm để trả lời câu hỏi: Bố mẹ, ông bà, ai là người có thể giúp đứa trẻ có chỉ số IQ cao hơn khi trưởng thành?

Kết quả cho thấy những trẻ được người cha quan tâm nuôi dạy thường có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn.

Chỉ số IQ cao thể hiện ở khả năng diễn đạt, tính độc lập và khả năng học hỏi của trẻ. Hơn nữa, ảnh hưởng của người cha đối với con cái rất sâu rộng và lâu dài, do đó, những đứa trẻ được cha nuôi dưỡng có thể hòa nhập xã hội tốt hơn khi lớn lên.

Những đức tính xấu của bố sẽ cản trở sự trưởng thành của trẻ. Ảnh minh họa: aboluowang.

Bộ phim tài liệu của Mỹ "Ý nghĩa sinh học của việc làm cha" chỉ ra ảnh hưởng của người bố trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho con cái. Bộ phim nhấn mạnh: "Người cha"" không chỉ là chức danh, mà còn là trách nhiệm lớn với bạn đời và những đứa trẻ. Người cha có thể mang lại một số phẩm chất như sức mạnh, lòng dũng cảm và sự quyết đoán cho đứa trẻ; là người không thể thiếu trong quá trình con trưởng thành.

Nhưng sẽ có những ông bố cản trở sự phát triển của trẻ khi tác động tiêu cực và làm gương xấu cho con. Đó là những người như thế nào?

Chì chiết con về tiền bạc

Với nhiều gia đình, người cha đóng vai trò trụ cột kinh tế, còn mẹ làm nội trợ và chăm sóc con cái. Khi cả nhà chỉ dựa vào người duy nhất kiếm tiền, nhiều ông bố sẽ cảm thấy bản thân có địa vị cao, sinh ra tính áp đặt, ai trong gia đình cũng phải nghe lời và tuân thủ mọi quy tắc do mình đặt ra.

Đôi khi trẻ muốn mua thứ gì đó liền bị bố chì chiết: "Suốt ngày đòi hỏi, tiền thì không làm ra". Những câu như vậy sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, đồng thời tạo ra sự mặc cảm. Khi mất tự tin, trẻ luôn e dè làm bất cứ việc gì.

Một người cha như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy tiêu tiền là chấp nhận sự bố thí, và nếu không lắng nghe cha mình, chúng chắc chắn đã sai.

Để trẻ hiểu được kiếm tiền vất vả thế nào, thay vì buộc tội, phụ huynh nên cho trẻ biết tiền đến từ đâu và đi đâu. Bằng cách này, trẻ vừa hiểu được công sức lao động, vừa học cách biết ơn sự vất vả của bố mẹ. Ngược lại, nếu người cha thường xuyên chì chiết về tiền bạc, dù mẹ tốt đến đâu, trẻ cũng khó trở nên ưu tú.

Đàn ông lười biếng, gia trưởng

Xã hội dù hiện đại nhưng vẫn nhiều đàn ông có tư tưởng "Việc nhà là của phụ nữ". Dù cả hai vợ chồng cùng đi làm ngày 8 tiếng, nhưng khi về nhà, bố nằm dài trên sofa xem tivi hoặc chơi game điện thoại, còn mẹ sau một ngày mệt nhoài vì công việc bên ngoài thì nay còn phải nấu nướng, dọn dẹp, giúp con cái học hành.

Người bố trong hoàn cảnh này là tấm gương xấu cho con. Con gái nhìn vào sẽ nghĩ việc nhà là trách nhiệm của phụ nữ và phái yếu phải biết hy sinh, cho đi nhiều hơn. Nếu là con trai sẽ nghĩ, là đàn ông chỉ cần kiếm tiền, không phải làm bất cứ việc gì khác.

Những đứa trẻ như vậy lớn lên rất khó hạnh phúc nếu bước vào hôn nhân. Chúng không biết cách quản lý các mối quan hệ thân thiết, không biết tôn trọng bản thân và bạn đời.

Thích la mắng người khác

Trẻ em mong manh và nhạy cảm, chỉ nên dùng yêu thương đối đãi, nếu không chúng luôn sống trong trạng thái hoảng sợ, nghi ngờ mọi thứ xung quanh. Ngoài ra chịu la mắng nhiều thuở nhỏ, lớn lên trẻ cũng rất dễ nổi nóng.

Một khả năng nữa là khi trẻ trải qua những hành vi bạo lực gia đình, chúng sẽ trở nên đặc biệt rụt rè và kém cỏi. Cũng có những trẻ phát triển "tính cách dễ chịu" sau khi trải qua hành vi bạo lực. Chúng luôn giữ mình ở một vị trí an toàn, không chọc giận người khác bằng cách cố gắng phục vụ họ.

Nhiều người nói rằng người mẹ có ảnh hưởng lớn đến một gia đình, nhưng thực tế, cả cha và mẹ đều có ảnh hưởng như nhau. Một người cha tốt hay tràn đầy "năng lượng tiêu cực" đều có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của một đứa trẻ.

Vai trò của người cha có ý nghĩa to lớn đối với sự trưởng thành của trẻ. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu cũng phải cố gắng dành thời gian đồng hành để con phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.

Vy Trang (Theo aboluowang)

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phụ huynh rối trí khi biết con xem phim khiêu dâm (18/3)
 Con hành xử thô lỗ, hay cãi lại, cha mẹ đừng vội trách mắng vì rất có thể con đang gặp phải điều này (11/3)
 Giáo dục kiểu “nhắc đi nhắc lại lỗi lầm”, cha mẹ tưởng con sẽ biết cố gắng hơn, không ngờ gây ra 2 tác hại nghiêm trọng khiến bản thân phải ân hận (11/3)
 Dạy con về tình dục từ 2 tuổi (6/3)
 Bốn phong cách nuôi dạy con cái (6/3)
 Dạy con theo kiểu đại bàng - 5 bài học đúc kết từ loài chim hùng mạnh nhất bầu trời cùng cách huấn luyện hà khắc (6/3)
 10 đặc điểm của trẻ tài năng phụ huynh ít để ý (6/3)
 3 tuyệt chiêu giúp bố mẹ đối phó với những cơn khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ một cách nhàn tênh (19/2)
 Bực bội vì con mình không bằng con nhà người ta, mẹ hay quát tháo nhưng hậu quả nhận về chỉ là sự vô cảm (19/2)
 10 điều trẻ nên làm để học về sự tử tế, giúp trẻ sống hạnh phúc và khỏe mạnh hơn (19/2)
 4 nguyên tắc cần có khi dạy con trai: Con lớn lên can đảm, tài năng và sống có trách nhiệm (8/2)
 Cha mẹ có cần nói lời xin lỗi với trẻ nhỏ hay không? (8/2)
 3 lý do thật sự khiến trẻ không thích chào người lớn (8/2)
 4 điều cha mẹ càng hào phóng con cái càng thành công, ngoan ngoãn, hiếu thảo (8/2)
 Tại sao bé lớn hay đánh, mắng, bắt nạt em mình, biết lý do bố mẹ sẽ không ngừng hối hận (29/1)
 Khen con không đúng lúc bằng 10 lần hại con: Cha mẹ hãy ''uốn lưỡi 7 lần'' trước khi khen! (29/1)
 Vô tình biến con trở thành người biếng nhác vì kiểu yêu thương không đúng cách của bố mẹ (20/1)
 Trẻ có 3 hành vi "KHÓ ƯA" này, bố mẹ bực bội nhưng các chuyên gia thì mỉm cười gật gù: Dấu hiệu thành công trong tương lai (20/1)
 "Mẹ đừng đánh nữa, con kiệt sức rồi" - Bé gái bị mẹ đánh, ôm mặt khóc nức nở sau khi lỡ làm một hành động với em trai (20/1)
 3 hành động sau khi ngủ dậy chứng tỏ đứa trẻ có IQ cao, bố mẹ hãy thử kiểm tra con mình nhé! (13/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i