Mang thai và sinh đẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Mang thai và sinh đẻ
   Khám thai và sinh con mùa dịch - những điều mẹ bầu cần lưu ý

 

Đến bệnh viện trong thời gian dịch bệnh để khám thai định kỳ hay đi sinh sẽ không quá đáng ngại như mẹ nghĩ vì công tác phòng dịch luôn được bệnh viện thực hiện ở mức ưu tiên cao nhất.

Tình hình dịch tại Hà Nội diễn biến khá phức tạp khiến các mẹ bầu ít nhiều lo lắng mỗi kỳ khám thai hoặc chuẩn bị sinh. BS.CK1 Ngô Ngọc Loát, khoa Sản, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (HFH) cho biết nhiều mẹ bầu lo lắng nguy cơ nhiễm Covid-19 chéo khi đi khám thai tại bệnh viện, tuy nhiên "vẫn cần chú ý đảm bảo việc thăm khám, quản lý thai nghén, đặc biệt với các mốc thăm khám quan trọng và khi có biểu hiện bất thường. Mẹ bầu nên gọi điện thoại trước để nhận tư vấn và đưa ra quyết định phù hợp. Khi đến bệnh viện nên có lịch hẹn trước và đến theo hẹn để tránh tình trạng đông bệnh nhân dồn vào một thời điểm, sẽ khó đảm bảo giãn cách và phải chờ đợi lâu".


BS Loát cho biết, các bệnh viện tư như HFH sẽ có phòng chuyển dạ và phòng sinh riêng biệt nên nguy cơ lây nhiễm thấp.

Cùng theo chân mẹ bầu đến bệnh viện khám thai định kỳ và đi sinh để hiểu rõ quy trình khám thai, đi sinh trong thời điểm dịch bệnh này.

Sàng lọc y tế kỹ càng

Ngoài thực hiện 5K nghiêm ngặt, trước khi bước vào bệnh viện, mẹ bầu cần thực hiện sàng lọc y tế ngay tại lối vào. Đội ngũ kiểm định sẽ đo thân nhiệt và khai báo y tế qua phương thức quét mã QR là mẹ có thể yên tâm vào khám bình thường.


Nhằm đảm bảo an toàn, tất cả người đến bệnh viện đều được đo thân nhiệt, khai báo y tế và xét nghiệm nhanh Covid-19 trước khi bước vào bệnh viện.


Chính việc sàng lọc y tế kỹ càng ngay từ lối vào của bệnh viện sẽ giúp loại trừ khả năng lây nhiễm chéo khi mẹ bầu và người nhà đến thăm khám tại bệnh viện trong suốt thời gian dịch. Thêm vào đó, các bệnh viện luôn ở trạng thái phòng dịch cao nhất nhằm hạn chế tối đa sự lây lan của virus. Vì vậy, mẹ bầu không cần quá lo lắng mỗi khi đến kỳ khám thai, chỉ cần thực hiện nghiêm túc 5K và làm theo những hướng dẫn từ phía bệnh viện là có thể yên tâm rồi.


Dù đến bệnh viện hay đi bất cứ đâu thì mẹ bầu cũng luôn nhớ 5K và giãn cách theo đúng quy định để đảm bảo an toàn cho 2 mẹ con nhé.


Nâng cao công tác phòng chống dịch bệnh

Bệnh viện là nơi tập trung nhiều người, vậy nên, công tác phòng chống dịch bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Những công tác an toàn bắt buộc tại bệnh viện bao gồm: tuân thủ 5K nghiêm ngặt trong khuôn viên bệnh viện; thường xuyên rửa tay sát khuẩn; thực hiện nghiêm túc quy định về giãn cách; 100% bác sĩ, y tá, đội ngũ cán bộ công nhân viên tại bệnh viện đều tiêm đủ 3 mũi vaccine phòng Covid-19; công tác bảo hộ, diệt khuẩn được nâng cao.

Ngoài ra, trong thời gian này, các bệnh viện đều thực hiện việc hạn chế khách thăm bệnh. Khi đi sinh, chỉ một người đã được kiểm tra y tế đầy đủ và đảm bảo điều kiện sức khỏe mới được ở lại cùng sản phụ trong suốt thời gian sản phụ lưu trú tại bệnh viện. Quy định này nhằm hạn chế tối đa lượng người không cần thiết xuất hiện tại khu vực bệnh viện để đảm bảo cho sự an toàn của các bà mẹ và trẻ em tại đây.

Với phương châm đặt an toàn của mẹ và bé lên trên hết, các bác sĩ cùng đội ngũ y tế cũng như cán bộ công nhân viên của bệnh viện luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch. Trang thiết bị, khuôn viên bệnh viện luôn được khử khuẩn, diệt trùng mỗi ngày. Khắp bệnh viện đều bố trí các bình rửa tay diệt khuẩn, khẩu trang được quy định bắt buộc sử dụng trong khuôn viên bệnh viện, quy định về giãn cách cũng được đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế. Với tất cả những nỗ lực của ngành Y nói chung, của các bệnh viện và đội ngũ CBCNV nói riêng cùng với sự chấp hành nghiêm túc từ phía bệnh nhân, người nhà sẽ giúp mẹ và bé trong thời gian ở bệnh viện được an toàn nhất có thể.

Nguồn Dantri

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tiêm vaccine phòng Covid-19 có nguy cơ gây vô sinh không? (20/1)
 Mách các mẹ cách khắc phục nỗi lo thầm kín mang tên són tiểu sau sinh (20/1)
 Phá thai và những tai biến thường gặp (20/1)
 Mẹ F0 có được cho con bú? (20/1)
 Bồi bổ quá mức khi mang thai, người phụ nữ và chồng “rủ nhau” cùng bị sỏi mật (13/1)
 Đưa con dâu đi khám thai, mẹ chồng tức giận mắng: "Sáng mắt chưa?" khi nghe bác sĩ thông báo tin quan trọng (13/1)
 5 loại thực phẩm cực tốt cho mẹ bầu, ăn thường xuyên giúp tăng cường miễn dịch (28/12)
 Tinh trùng yếu - nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh (28/12)
 Bầu thường cáu sinh con ra mặt bé hay quạu, tưởng trend vui của các mẹ nhưng ai ngờ có cơ sở khoa học (20/12)
 Tâm sự của người mẹ từng mất con: "Tôi ước đây là những gì có ai đó nói với tôi về thai chết lưu" (20/12)
 Bà bầu ăn trứng luộc hay trứng rán mới tốt? (20/12)
 Mẹ bầu 39 tuần vẫn bị lưu thai, có thể là do đã mắc căn bệnh nghiêm trọng này nhưng không hề biết (9/12)
 8 cách đơn giản giúp mẹ bầu giảm đau đầu khi mang thai (9/12)
 Thói quen xấu của mẹ bầu dễ khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ (9/12)
 Bà bầu ăn măng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và thai nhi không? (9/12)
 Sáng ngủ dậy bà bầu uống nước theo cách này: "Lọc sạch" ối, thai nhi phát triển mạnh mẽ, tránh nguy cơ sinh non (9/12)
 3 điều mà mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai ở tuổi 35 (9/12)
 Cách can thiệp và xử trí sớm thai kỳ nguy cơ cao (28/11)
 Tinh trùng yếu có con được không? (28/11)
 Kỹ thuật mới tăng tỷ lệ thụ thai cho vợ chồng hiếm muộn (28/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i