Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Căn bệnh không chỉ gây biến chứng nguy hiểm đến cơ thể mà còn ảnh hưởng tâm lý của trẻ, cha mẹ không được chủ quan

Bệnh cong vẹo cột sống là căn bệnh ngày càng phổ biến trong độ tuổi học đường. Bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm và làm giảm khả năng lao động, học tập, chất lượng sống sau này của trẻ.

1. Cong vẹo cột sống là gì?

Cong vẹo cột sống ở trẻ em là tình trạng cột sống cong về một phía, có thể cong về bên phải hoặc bên trái. Mức độ cong vẹo cột sống có thể từ vừa đến nặng. Cong vẹo cột sống chủ yếu ảnh hưởng đến phần ngực hoặc phần thắt lưng.

Cột sống ở người bình thường có độ uốn cong tự nhiên để phân phối đều lực và sức nặng của cơ thể. Tuy nhiên trong tật cong vẹo cột sống, cột sống bị cong hẳn sang hai bên của trục cơ thể và các thân đốt sống bị vẹo theo trục của mặt phẳng ngang, khác với tình trạng ưỡn hoặc gù là biến dạng của cột sống theo trục trước sau.

2. Nguyên nhân
Cong vẹo cột sống học đường đang là vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm. Do tỷ lệ mắc chiếm 5% dân số, trong đó 2% cần được điều trị. Khoảng 80% bệnh nhân bị cong vẹo cột sống không rõ nguyên nhân. Một số nguyên nhân dẫn tới cong vẹo cột sống như:

- Cong vẹo cột sống bẩm sinh.

- Chấn thương cột sống.

- Bệnh về cơ: loạn dưỡng cơ, thoái hóa cơ tủy, nhược cơ,...

- Bệnh hệ thần kinh: bại não, u xơ thần kinh, bệnh tủy sống, viêm đa rễ thần kinh,...

- Tư thế ngồi học sai cách.

- Chiều dài hai chân không đều nhau.

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới triệu chứng cong vẹo cột sống ở trẻ em như:

- Tuổi: triệu chứng cong vẹo cột sống thường xuất hiện vào thời điểm trẻ tăng trưởng đột ngột, thường xảy ra ngay trước tuổi dậy thì.

- Giới: đối với bé gái thường có nguy cơ mắc triệu chứng cong vẹo cột sống nặng hơn bé trai.

- Gen: nếu bố mẹ đã từng bị cong vẹo cột sống ở độ tuổi vị thành niên, thì con cái cũng sẽ có nguy cơ xuất hiện triệu chứng cong vẹo cột sống cao hơn.


Nguồn: Internet.

3. Dấu hiệu
Triệu chứng cong vẹo cột sống xuất hiện những dấu hiệu bao gồm:

- Hai vai bị lệch, không cao bằng nhau.

- Đầu của trẻ không ở chính giữa mà hơi nghiêng sang một bên.

- Một trong hai bên bả vai nhìn rõ hơn so với bên còn lại.

- Trẻ không mặc vừa các loại quần áo.

- Trẻ thường bị gầy hơn ở một bên cơ thể.


- Hai chân trẻ có độ dài không bằng nhau.

- Một trong hai bên hông có thể sẽ nhô lên cao hơn so với bên còn lại.

- Các xương sườn dài không đều nhau.

Để chẩn đoán cong vẹo cột sống ở trẻ em bước đầu tiên là thăm khám lâm sàng. Tình trạng cong vẹo cột sống có thể được nhìn thấy rõ ràng khi trẻ cúi người về phía trước và cột sống của trẻ trông có vẻ sẽ nghiêng về bên phải hoặc bên trái. Cách xác định thể loại cũng như độ cong vẹo cột sống của trẻ nhỏ có thể sử dụng thước đo cột sống.

Sau đó, chụp X-quang giúp cho bác sĩ nhìn thấy được chính xác tình trạng biến dạng. Khi xác định được vấn đề, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa cột sống đưa ra phương pháp điều trị, tránh tình trạng biến dạng nặng hơn sau này.

Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cột sống có thể sẽ chỉ định cho trẻ chụp xương có cản quang. Một loại chất phóng xạ sẽ được tiêm vào trong máu, đi đến xương và do đó có thể phát hiện được phần xương nào của cơ thể bị ảnh hưởng. Kỹ thuật này sẽ giúp cho bác sĩ chẩn đoán chính xác được tình trạng cong vẹo cột sống của trẻ.


Nguồn: Internet

4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh cong vẹo cột sống

- Tổn thương phổi và tim: Đa số các trường hợp cong vẹo cột sống nghiêm trọng, khi khung xương sườn biến dạng có thể đè lên phổi và tim gây tổn thương. Khi lồng ngực ép vào phổi, sẽ làm người bệnh thấy khó thở hơn bình thường, nếu lồng ngực ép vào tim sẽ cản trở việc bơm máu của tim. Do vậy người bệnh rất dễ bị suy tim và các vấn đề về phổi.

- Tổn thương về tâm lý: Khi cong vẹo cột sống nặng dẫn đến các biến dạng về khung xương (eo, hông và vai bị lệch), dáng người có thể bất thường lệch sang một bên khiến trẻ mặc cảm và tự ti về ngoại hình của mình.

- Đau lưng, viêm khớp khi lớn tuổi: Những trẻ bị cong vẹo cột sống nhiều khả năng sẽ bị đau lưng, viêm khớp mãn tính khi lớn tuổi gây ra rất nhiều vấn đề khó chịu và ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống sau này.

5. Cách phòng ngừa
- Đảm bảo trẻ ngồi học đúng tư thế: khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc tối ưu là 90 độ (dao động trong khoảng 75-105 độ), lưng có thể tựa vào tựa lưng của ghế để tăng thêm điểm tựa, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn.

- Nơi học tập phải đủ ánh sáng: Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 10% trọng lượng cơ thể. Không nên xách cặp hoặc đeo cặp một bên vai mà phải đeo cặp trên hai vai.

- Duy trì chế độ học tập, sinh hoạt hợp lý: Trong thời gian ở trường cũng như ở nhà, học sinh không nên ngồi học, xem ti vi quá lâu, giữa các giờ học (khoảng 35-45 phút) học sinh phải có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tập luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn, đặc biệt các thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D.

- Khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ: Khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ tại cơ sở y tế giúp cho việc phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có thể xử trí và có biện pháp phòng ngừa kịp thời.


Nguồn: Internet

(Tổng hợp)

 

Theo Nhịp Sống Việt

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Lưu ý khi điều trị F0 trẻ em tại nhà (28/12)
 Ba bí quyết đối phó cơn đau sốt sau tiêm chủng cho trẻ (28/12)
 Chăm sóc hệ hô hấp tránh trẻ ho về đêm khi trời lạnh (20/12)
 Trẻ ho khi nào thì dùng kháng sinh? (20/12)
 Vì sao trẻ thiếu vi chất dù cân nặng, chiều cao phát triển? (20/12)
 Sợ sữa công thức không đủ chất, bà ngoại pha thêm với loại thức uống này khiến em bé nhập viện cấp cứu (20/12)
 4 bộ phận là ‘huyết mạch’ của trẻ, cha mẹ dù tức giận đến mấy cũng không nên đánh (20/12)
 2 dấu hiệu ở trẻ nhiều mẹ lầm tưởng là thiếu canxi, BS nói: Nhầm to rồi! (20/12)
 F0 trẻ em nhập viện ở Sài Gòn tăng (9/12)
 Phụ huynh cần làm gì khi con tiêm vaccine Covid-19? (9/12)
 Những bệnh nguy hiểm cần tiêm nhắc vaccine cho trẻ sau 4 tuổi (9/12)
 Bé trai 1 tuổi tè dầm và bị bỏng nặng: Khi trời trở lạnh, hãy coi chừng vật dụng này sẽ trở thành "vũ khí giết người" (9/12)
 Trẻ 10 tuổi cần tiêm vaccine gì? (28/11)
 Nhiễm trùng tái phát khiến trẻ sốt cao, rét run (28/11)
 Con bị sốt co giật, mẹ hoảng loạn cho vật cứng vào miệng bé gây tổn thương nghiêm trọng (28/11)
 5 hiểu lầm thường gặp về vaccine Covid-19 ở trẻ em (17/11)
 Điều trị trẻ mắc Covid-19 nhẹ thế nào (17/11)
 Những quốc gia tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 3 tuổi (6/11)
 Viêm não mủ quật ngã em bé chỉ sau một ngày (6/11)
 Siết chặt 3 bước tiêm chủng tránh nhầm lẫn vaccine (6/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i