Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   5 kiểu dỗ con ngủ nhà nào cũng thấy nhưng tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng tới não, thậm chí có thể gây ngạt thở

 

Trong giai đoạn trẻ sơ sinh, có một số kiểu ru ngủ gây hại cho trẻ nhưng không phải người mẹ nào cũng chú ý tới.

Trẻ sơ sinh thể hiện nhu cầu của mình thông qua tiếng khóc như đói bụng, bất an, khó chịu, bị ốm... Thế nhưng ngoài những điều này, ngay cả khi trẻ không có vấn đề gì chúng cũng không ngủ ngon giấc, thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm, giấc ngủ không sâu, hay giật mình.

Bé Tiểu Mỹ năm nay 6 tháng tuổi. Kể từ khi chào đời, bé được mọi người trong gia đình chăm sóc rất tỉ mỉ và cẩn thận. Bé được nhận xét "rất dễ nuôi", bú no sữa xong sẽ tự chìm vào giấc ngủ. Thế nhưng, bé chỉ ngủ trong vòng tay mẹ, cứ đặt xuống là sẽ thức giấc. Theo thời gian, bé dần có thói quen chỉ ngủ khi được ôm ấp, dỗ dành và khóc ngay khi đặt xuống.

Mọi người cũng biết thói quen này không nên duy trì lâu. Tiểu Mỹ ngày càng lớn, cân nặng cũng tăng lên đáng kể, việc bế ngủ trên tay không dễ dàng như hồi còn bé nữa, chỉ bế một lúc người mẹ đã mỏi đau lưng mỏi gối.


Người mẹ thường bế ru con ngủ. (Ảnh minh họa)

Vì Tiểu Mỹ chưa hình thành được thói quen ngủ một mình, khi ngủ luôn cần có mẹ bên cạnh nếu không sẽ quấy khóc. Điều này khiến người mẹ kiệt quệ cả về sức khỏe lẫn tinh thần.

Việc ôm, bế ru con ngủ rất phổ biến ở nhiều gia đình. Thế nhưng, nếu đó là trẻ sơ sinh sẽ không có vấn đề gì nhưng khi trẻ lớn lên, từ 2 tuổi trở đi, bố mẹ cần rèn cho con thói quen tự ngủ. Nếu bố mẹ bỏ lỡ thời kỳ này, trẻ sẽ dần trở nên phụ thuộc vào người lớn, hoàn toàn không tốt cho sự phát triển của chúng.

Những thói quen sai lầm khi ru ngủ trẻ, bố mẹ cần nên tránh

1. Ngủ trong khi cho ăn

Một số người mẹ thường cho con bú vừa ru ngủ, điều này khiến trẻ hình thành tật xấu đó là trước khi ngủ nhất định phải được bú sữa, nếu không sẽ không ngủ được. Nếu là trẻ sơ sinh, việc bú no rồi ngủ luôn có thể khiến trẻ gặp tình trạng bị nôn trớ.

Ngoài ra, thói quen này còn khiến trẻ nhỏ bị rối loạn chức năng tiêu hóa, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của răng miệng.

2. Bế trẻ ngủ trên tay

Trẻ thích được mẹ ôm khi ngủ thường là do thiếu cảm giác an toàn, điều này chỉ nên áp dụng cho trẻ trong 3 tháng đầu sau sinh. Người mẹ không thể lúc nào cũng ôm, bế ru trẻ ngủ. Nếu tập cho trẻ tự chơi tự ngủ được, người mẹ sẽ rất nhàn trong việc chăm sóc con cái.


Mẹ bế dỗ trẻ ngủ trên tay là thói quen xấu cần phải thay đổi. (Ảnh minh họa)

Việc trẻ quấy khóc, không chịu ngủ, đòi mẹ bế trên tay là chuyện rất bình thường nhưng khi đặt xuống giường là trẻ sẽ thức giấc ngay. Đây là nhược điểm của việc ru ngủ bằng cách bế.

Cách tiếp cận đúng là người mẹ có thể bế trẻ trên tay dỗ dành trước. Khi trẻ buồn ngủ, hãy đặt trẻ từ từ nằm xuống giường chứ không phải đợi trẻ ngủ say rồi mới đặt xuống.

3. Sử dụng nôi, võng

Dỗ ngủ theo cách này rất dễ khiến trẻ chìm vào giấc ngủ nhanh. Thế nhưng, việc rung lắc, đung đưa như thế này hoàn toàn không tốt cho trẻ. Khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển thể chất, việc lắc lư sẽ ảnh hưởng tới não bộ, bố mẹ cần đặc biệt chú ý. Trường hợp nặng còn có thể gây xuất huyết nội sọ nên khuyến cáo bố mẹ không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cách làm đúng là khi trẻ quấy khóc, đang buồn ngủ, người mẹ có thể vỗ nhẹ vào lưng khi trẻ nằm trên giường, nắm lấy tay, ở bên cạnh một lát cho trẻ ngủ say rồi mới rời đi.

4. Trẻ nằm sấp khi ngủ

Trẻ 3 tháng tuổi đã có thể biết lật nên lúc này một số trẻ sẽ có tư thế ngủ nằm sấp. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không chú ý, trẻ rất dễ bị chăn gối đè lên người, rất nguy hiểm. Khi trẻ còn quá nhỏ, không nên cho trẻ nằm sấp khi ngủ vì sẽ dễ khiến trẻ bị ngạt thở.

5. Trẻ và mẹ ngủ đối mặt nhau

Nhiều người mẹ thích ôm con ngủ theo kiểu đối mặt con, như vậy có thể dễ dàng ngắm nhìn khuôn mặt của con yêu. Thế nhưng, khi trẻ ngủ quay mặt về phía người lớn, không khí có thể bị cản trở, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và sự phát triển thể chất.

Người mẹ cần chý ý, em bé trong giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ không chỉ chú trọng chất lượng sữa mà còn về cả giấc ngủ. Một giấc ngủ sâu sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao nhanh, tốt cho sức khỏe.

Nguồn: 163, QQ

 

Theo Nhịp Sống Việt

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 7 lợi ích tuyệt vời của những cái ôm mang lại cho sự phát triển của con mà cha mẹ đừng nên bỏ qua (20/12)
 Lần đầu làm mẹ nhất định phải học ngay kĩ năng này để chăm con tốt nhất (20/12)
 Đồ sơ sinh nên giặt tay hay giặt bằng máy? (20/12)
 Sợ không ai vỗ về rồi con sẽ quen việc bị cô lập trong cũi, mẹ bỉm chấp nhận đánh đổi để làm điều này cho con (9/12)
 Cảm thấy mệt mỏi, chán chường khi nghe tiếng con khóc, có phải tôi là người mẹ tồi không? (9/12)
 Bé sơ sinh sưng rộp ngón chân, suýt hoại tử chỉ vì 1 sợi tóc của mẹ (9/12)
 Làm thế nào để giữ cho trẻ luôn ấm áp và an toàn trong khi ngủ vào mùa đông? (9/12)
 Phụ nữ Nhật thích bế con hơn dùng xe đẩy, nguyên nhân phía sau khiến nhiều người bất ngờ (9/12)
 Bé gái nhất quyết không chịu ngủ cho đến khi bố làm điều này, thai giáo thực sự có tác dụng kỳ diệu đến vậy? (28/11)
 14 điều kỳ lạ, thú vị về bé sơ sinh mẹ chưa từng ngờ đến (17/11)
 Con bị sốt co giật, mẹ hoảng loạn cho vật cứng vào miệng bé gây tổn thương nghiêm trọng (17/11)
 Nên dùng nhiệt kế thuỷ ngân hay điện tử cho con? Khi bé sốt cao, bố mẹ cần nhận diện mức độ nguy hiểm qua 3 biểu hiện này (17/11)
 Trào lưu ép đầu tròn cho trẻ sơ sinh (6/11)
 Sữa mẹ đóng vai trò ra sao trong sự phát triển của trẻ? (6/11)
 Tại sao tỷ lệ sinh trai nhiều hơn gái? (6/11)
 Sữa mẹ sau 12 tháng còn đủ chất cho trẻ phát triển? (6/11)
 Vaccine Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đang thử nghiệm thế nào (6/11)
 Trật khớp háng bẩm sinh - dị tật nguy hiểm khó phát hiện (6/11)
 Những lý do bé khó ngủ, ngủ không sâu giấc mà nhiều mẹ chưa biết hết (6/11)
 Bé một tháng tuổi tử vong do sặc sữa (28/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i