Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   8 kỹ năng bố mẹ cần dạy con để tránh bị bắt cóc

 

Không phải lúc nào kẻ bắt cóc cũng có bộ mặt đáng sợ, thủ phạm đôi khi có thể là người quen.

Dưới đây là một số gợi ý cho bố mẹ khi những thủ đoạn bắt cóc trẻ con ngày càng tinh vi và khó lường.

Nguy hiểm không phải lúc nào cũng đến từ người lạ

Trẻ con khó phân biệt ai là người lạ và ai có thể khiến chúng tin tưởng. Trong các bộ phim, kẻ bắt cóc thường xuất hiện với vẻ ngoài dễ sợ, tuy nhiên trong đời thực có thể kẻ đó lại thân thiện, dễ gần. Cha mẹ thường dặn con không tiếp xúc với người lạ nhưng nhiều đứa trẻ lại bị bắt cóc bởi những người quen biết.

Liệt kê những người có thể tin tưởng

Lập danh sách người mà bạn có thể tin tưởng - những người có thể đón trẻ từ trường về nhà và ngược lại. Đó có thể là người thân, hàng xóm hoặc người trông trẻ. Bố mẹ nhớ dặn kỹ con không nói chuyện với người lạ, trừ những người thuộc danh sách này. Để chắc chắn hơn, nên tạo mật mã bí mật chỉ con con, cha mẹ và "người tin tưởng" biết.

Tạo mật mã chỉ có con, bố mẹ và người được tin tưởng biết là cách giúp trẻ tránh gặp phải người xấu. Ảnh: brightside.me

Chạy ngược chiều xe truy đuổi

Nếu bị ai lái xe đuổi theo sau, cha mẹ nên dạy trẻ biết cách bỏ chạy theo hướng ngược lại. Bằng cách đó, xe sẽ phải quay đầu và con có nhiều thời gian hơn để trốn thoát.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ cảnh sát hoặc người mẹ có con nhỏ

Nếu con bạn bị lạc mà tại vị trí đó không có người thuộc danh sách đáng tin tưởng, hãy bảo trẻ tìm đến cảnh sát hoặc những người mẹ có con nhỏ nhờ sự giúp đỡ.

Phát tín hiệu bản thân đang gặp nguy hiểm

Trẻ em thường la hét và ăn vạ mỗi khi tức giận, bởi vậy khi gặp nguy hiểm, chỉ la hét không, chưa chắc người khác biết bé đang gặp nguy hiểm. Cha mẹ cần dạy thêm con hét những câu cầu cứu như: "Cô ra đi, con không quen biết cô" hoặc "Bố mẹ ơi cứu con với" khi bị kẻ xấu bắt đi.

Gây chú ý với hành động phá hoại

Nếu la hét không có tác dụng, bố mẹ cần dạy con có thể phá hư đồ vật trong quá trình bị kẻ xấu lôi đi. Ví dụ con có thể đập vỡ mọi thứ trên kệ nếu kẻ bắt cóc đang trong một cửa hàng hoặc dùng đá đập vỡ cửa kính ô tô.


Tạo sự chú ý cho người khác khi bị bắt cóc cũng là cách bố mẹ nên dạy con. Ảnh: brightside.me

Dạy con nói "Không'

Trẻ cần được dạy cách nói "không" với người lớn nếu đó không phải cha mẹ hoặc người thuộc danh sách đáng tin tưởng. Trong các buổi nói chuyện, cha mẹ có thể tạo ra các tình huống giả định xem trẻ phản ứng thế nào khi có người lạ lại gần bắt chuyện, cho kẹo hoặc yêu cầu giúp đỡ.

Tìm hiểu những người con nói chuyện qua mạng

Việc trẻ thường xuyên sử dụng những trò chơi hay trò chuyện trên mạng cần được cha mẹ nắm rõ. Hãy phân tích để trẻ hiểu các mối nguy hiểm rình rập trên không gian ảo để cẩn thận hơn khi giao tiếp với người lạ. Tốt nhất nên đảm bảo những người con gặp trên mạng là những người mình quen biết bên ngoài đời thực chứ không phải mạo danh.

Nguồn VNE

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 bí quyết vàng giúp trẻ lớn lên tự lập, đứng vững trước sóng gió cuộc đời (20/12)
 4 dấu hiệu nhỏ cảnh báo lớn lên trẻ dễ trở thành người ích kỷ: Cha mẹ nên uốn nắn càng sớm càng tốt (20/12)
 Con nghiện điện thoại, bố mẹ nên làm gì để trẻ "cai"? (9/12)
 Giáo sư nổi tiếng nói: Con có 3 dấu hiệu này là khôn lỏi chứ không thông minh, tương lai gập ghềnh (9/12)
 4 câu nói ''xát muối'' lên trái tim con, cha mẹ hãy bỏ ngay kẻo hại tương lai trẻ (9/12)
 3 thứ cha mẹ càng hào phóng với con cái, lớn lên bé càng thành công, hiếu thuận (9/12)
 Nghiên cứu của ĐH Harvard: 5 hành vi xấu của cha mẹ ‘bào mòn’ trí thông minh của trẻ (9/12)
 5 kiểu bố mẹ khiến trẻ dễ "đi sai đường", hãy thay đổi để không làm hại tương lai của trẻ (9/12)
 Bố mẹ thường xuyên nói 5 câu này sẽ khiến con cái bị tổn thương rất nhiều, thậm chí phá hỏng hạnh phúc sau này (28/11)
 4 cách cư xử này chẳng khác nào “liều thuốc độc” khiến con cái bị tổn thương nhất, đặc biệt là coi con như "công cụ kiếm tiền" (28/11)
 6 cách giúp trẻ độc lập hơn (28/11)
 Những sai lầm khi dạy con tiết kiệm (28/11)
 5 giá trị cốt lõi phát triển nhân cách cho trẻ (17/11)
 Cuối cùng tôi cũng tìm ra cách để thôi “hét vào mặt con”, không cần nói gì mà cũng hiệu quả phết, bạn thử đi! (17/11)
 Tôi nói gì con cũng bỏ ngoài tai, nhưng sau vài ngày quan sát đã tìm ra bí quyết tuyệt vời để các mẹ tham khảo đấy! (17/11)
 "Giáo dục tình cảm xã hội" cho trẻ mầm non: Thước đo nào kiểm tra giá trị? (6/11)
 Trước 6 tuổi, bố mẹ nhất định không nên ép con mình 4 điều này nếu không sẽ khiến trẻ thua kém bạn bè (6/11)
 Cách giúp trẻ phát triển toàn diện (28/10)
 Khi trẻ con thành nơi 'xả' của cha mẹ (28/10)
 Đừng trách con mặc cảm, hèn nhát hay tham tiền! Nếu không có quan niệm nghèo nàn này của phụ huynh, đứa trẻ sẽ không trở nên như vậy (28/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i